Mẫu Biên bản họp xét thi đua cuối năm học 2024 dành cho giáo viên mới nhất?
Mẫu Biên bản họp xét thi đua cuối năm học 2024 dành cho giáo viên mới nhất?
Biên bản xét duyệt thi đua cuối năm học đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận, đánh giá và khen thưởng thành tích thi đua của các giáo viên trong năm học vừa qua. Nó là một văn bản chính thức, có giá trị pháp lý, được lưu trữ trong hồ sơ của nhà trường.
Họp bình xét thi đua cuối năm học là một hoạt động quan trọng diễn ra tại các nhà trường từ mầm non đến phổ thông nhằm đánh giá và ghi nhận những đóng góp của các thầy cô giáo trong một năm học. Căn cứ vào các tiêu chí thi đua đã được quy định, hội đồng thi đua sẽ đánh giá kết quả thi đua của từng tập thể và cá nhân trong năm học.
Biên bản họp sẽ ghi nhận đầy đủ, chính xác những ý kiến đóng góp, đánh giá của các thành viên hội đồng thi đua. Kết quả thi đua được đánh giá sẽ là cơ sở để đề xuất khen thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
Có thể tham khảo Mẫu Biên bản họp xét thi đua cuối năm học 2024 dành cho giáo viên mới nhất dưới đây:
Mẫu Biên bản họp xét thi đua cuối năm học 2024 số 1
Mẫu Biên bản họp xét thi đua cuối năm học 2024 số 2
Mẫu Biên bản họp xét thi đua cuối năm học 2024 dành cho giáo viên mới nhất? (Hình từ Internet)
Việc khen thưởng giáo viên được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định về nguyên tắc thi đua, khen thưởng cụ thể như sau:
Điều 5. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
...
Theo đó, việc khen thưởng giáo viên được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
- Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
- Không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
- Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh;
- Cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Cách đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
Điều 19. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
1. Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:
a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Nhận xét, đánh giá viên chức
...
Như vậy, thủ tục đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm được thực hiện như sau:
[1] Đối với giáo viên là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Giáo viên làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao
Bước 2: Nhận xét, đánh giá giáo viên
- Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi giáo viên công tác để nhận xét, đánh giá đối với giáo viên.
- Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể giáo viên của đơn vị.
- Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
- Giáo viên trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi giáo viên
Bước 4: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên
- Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với giáo viên
- Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với giáo viên
Bước 5: Thông báo quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên
- Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên thông báo bằng văn bản cho giáo viên về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng;
- Quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi giáo viên công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
[2] Đối với giáo viên không giữ chức vụ quản lý
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Giáo viên làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao
Bước 2: Nhận xét, đánh giá giáo viên
- Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi giáo viên công tác để nhận xét, đánh giá đối với giáo viên
- Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể giáo viên của đơn vị hoặc toàn thể giáo viên của đơn vị cấu thành nơi giáo viên công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
- Giáo viên trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên
- Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với giáo viên
- Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên thông báo bằng văn bản cho giáo viên và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi giáo viên công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên
- Quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi giáo viên công tác, trong đó ưu tiêu áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?