Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phải được thực hiện tối thiểu bao lâu một lần?
- Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phải được thực hiện tối thiểu bao lâu một lần?
- Thực hiện xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như thế nào?
- Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp mới nhất 2024?
Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phải được thực hiện tối thiểu bao lâu một lần?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về thời gian tổ chức kiểm tra đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại như sau:
Điều 7. Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
1. Người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
2. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
...
Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phải được thực hiện tối thiểu 01 lần/năm.
Việc lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phải được thực hiện tối thiểu bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Thực hiện xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về thực hiện xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:
Điều 6. Xác định Mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
1. Căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, người sử dụng lao động xác định Mục tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;
b) Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính (thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động).
2. Xác định rõ thời gian, địa Điểm và nguồn lực để thực hiện Mục tiêu, biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Như vậy, thực hiện xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phải căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo thứ tự ưu tiên sau:
- Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;
- Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính;
- Xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động, chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài ra, khi thực hiện xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc cần xác định rõ thời gian, địa điểm và nguồn lực thực hiện.
Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp mới nhất 2024?
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp hiện nay được lập theo Mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Tải về Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp mới nhất 2024
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?