Cá nhân biên soạn sách giáo khoa có bắt buộc phải có trình độ đại học không?
Cá nhân biên soạn sách giáo khoa có bắt buộc phải có trình độ đại học không?
Căn cứ theo Điều 11 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT, khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 11. Tiêu chuẩn cá nhân biên soạn sách giáo khoa
a) Có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn; am hiểu về khoa học giáo dục; có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn;
b) Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.
Theo đó, cá nhân biên soạn sách giáo khoa bắt buộc phải có trình độ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn và đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:
- Có am hiểu về khoa học giáo dục.
- Có ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn.
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.
Cá nhân biên soạn sách giáo khoa có bắt buộc phải có trình độ đại học không? (Hình từ Internet)
Hiện nay bộ sách giáo khoa lớp 1 gồm có những loại sách nào?
Căn cứ theo Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt kèm theo Quyết định 512/QĐ-BGDĐT năm 2020 như sau:
Theo quy định trên, hiện nay bộ sách giáo khoa lớp 1 gồm có 07 loại sách dưới đây:
- Tự nhiên và Xã hội 1.
(Tác giả: Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng (Chủ biên), Phạm Phương Anh, Lưu Phương Thanh Bình, Trần Thị Thu Hiền, Lý Khánh Hoa, Mai Thị Kim Phượng)
- Giáo dục Thể chất 1.
(Tác giả: Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ biên), Lê Anh Thơ (Chủ biên), Đỗ Mạnh Hưng, Vũ Văn Thịnh, Vũ Thị Hồng Thu, Vũ Thị Thư, Phạm Mai Vương)
- Giáo dục Thể chất 1.
(Tác giả: Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ biên), Bùi Ngọc Bích, Trần Thanh Dũng, Lê Hải, Nguyễn Đình Phát, Nguyễn Hoàng Minh Thuận, Trần Minh Tuấn)
- Giáo dục Thể chất 1.
(Tác giả: Hồ Đắc Sơn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Duy Tuyến)
- Hoạt động trải nghiệm 1.
(Tác giả: Lưu Thu Thủy (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thụy Anh (Chủ biên), Bùi Thị Hương Liên, Lê Thị Thắm)
- Hoạt động trải nghiệm 1.
(Tác giả: Vũ Quang Tuyên (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thị Hà Liên, Lê Phương Trí)
- Tiếng Anh 1 (Phonics - Smart).
(Tác giả: Nguyễn Thu Hiền (Chủ biên), Quản Lê Duy)
Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là ngôn ngữ nào?
Căn cứ theo Điều 8 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 8. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa
1. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng Việt (đối với sách giáo khoa các môn ngoại ngữ và sách giáo khoa các môn tiếng dân tộc thiểu số được sử dụng thêm các ngôn ngữ phù hợp với nội dung môn học), bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
2. Hình thức trình bày sách giáo khoa cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ.
3. Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa rõ ràng, chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh và chỉ rõ nguồn trích dẫn.
4. Khổ sách, khuôn khổ bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trong một dòng, chất lượng giấy in (định lượng, độ trắng, độ đục, độ bóng, độ xuyên thấu), chất lượng và định lượng giấy bìa, chất lượng mực in theo tiêu chuẩn quốc gia về sách.
Như vậy, ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa phải là tiếng Việt.
Đối với sách giáo khoa các môn ngoại ngữ và sách giáo khoa các môn tiếng dân tộc thiểu số thì được sử dụng thêm các ngôn ngữ phù hợp với nội dung môn học.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa cũng cần bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 dương lịch là tháng mấy âm lịch 2024? Dương lịch Tháng 11 2024 có bao nhiêu ngày?
- Tải Phụ lục Nghị định 15 2021 file word cập nhật mới nhất 2024?
- Ủy ban nhân dân có viết hoa không? Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện như thế nào?
- Dịch vụ công tác xã hội cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển gồm những dịch vụ nào?
- Công chức có được là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân khi làm việc trên cùng địa bàn hoạt động của quỹ TDND không?