Người thuê nhà trọ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trọ trong trường hợp nào?

Cho hỏi: Người thuê nhà trọ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trọ trong trường hợp nào? Xin mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất 2024? (Chị Thanh Bình, Tp. HCM).

Người thuê nhà trọ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trọ trong trường hợp nào?

Tại khoản 3 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;
b) Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
đ) Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
e) Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
g) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật này.
3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;
c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người thuê nhà trọ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trọ khi bên cho thuê có một trong các hành vi sau đây:

- Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;

- Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;

- Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

Lưu ý: Người thuê nhà trọ phải thông báo cho bên cho thuê biết trước ít nhất 30 ngày trước khi chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm thời gian báo trước mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất 2024?

Người thuê nhà trọ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trọ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất 2024?

Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất 2024?

Tải về mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất 2024 tại đây:

tại đây

Hợp đồng thuê nhà trọ phải đảm bảo những nội dung nào?

Căn cứ tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng thuê nhà trọ phải có các nội dung sau:

- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên thuê và bên cho thuê.

- Mô tả đặc điểm của nhà trọ giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.

- Diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng.

- Giá giao dịch nhà trọ nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá.

- Trường hợp cho thuê nhà trọ mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.

- Thời hạn và phương thức thanh toán;

- Thời gian giao nhận nhà trọ;

- Thời hạn cho thuê nhà trọ;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên.

- Cam kết của các bên.

- Các thỏa thuận khác.

- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.

- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Hợp đồng thuê nhà trọ có phải công chứng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:

Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
...
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
...

Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà trọ không bắt buộc phải công chứng, theo đó thì việc công chứng chỉ được thực hiện nếu các bên có nhu cầu.

Trân trọng!

Hợp đồng thuê nhà trọ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng thuê nhà trọ
Hỏi đáp Pháp luật
Người thuê nhà trọ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trọ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng thuê nhà trọ
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
206 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng thuê nhà trọ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào