Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong?

Cho tôi hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong? Câu hỏi từ anh Tân - Bình Dương

Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 12/2011/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong như sau:

Điều 5. Thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong
1. Thanh niên xung phong chỉ được thành lập khi cần huy động thanh niên để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này trong thời gian từ 24 tháng trở lên.
2. Thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong được quy định như sau:
a) Thanh niên xung phong ở Trung ương do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quyết định thành lập, giải thể và quản lý;
b) Thanh niên xung phong ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung thanh niên xung phong cấp tỉnh) do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, thành quyết định thành lập, giải thể và quản lý.
3. Việc thành lập thanh niên xung phong phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Nội vụ hướng dẫn về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong quy định tại Nghị định này.

Theo đó, thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong được quy định như sau:

- Thanh niên xung phong ở Trung ương do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quyết định thành lập, giải thể và quản lý;

- Thanh niên xung phong ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung thanh niên xung phong cấp tỉnh) do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, thành quyết định thành lập, giải thể và quản lý.

Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong?

Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong? (Hình từ Internet)

Việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong nhằm mục đích gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2011/NĐ-CP quy định về mục đích thành lập tổ chức thanh niên xung phong như sau:

Điều 5. Thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong
1. Thanh niên xung phong chỉ được thành lập khi cần huy động thanh niên để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này trong thời gian từ 24 tháng trở lên.
...

Theo đó, việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Tham gia thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được giao ở biên giới, hải đảo, những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn (sau đây gọi chung là vùng khó khăn).

(2) Tham gia thực hiện việc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông, bảo đảm an ninh quốc phòng và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác.

(3) Tham gia thực hiện cai nghiện ma túy, giáo dục lao động, giải quyết việc làm cho thanh niên sau cai nghiện ma túy và các đối tượng thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội khác.

(4) Tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nông dân sản xuất và đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên.

(5) Giáo dục, rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đội viên, cán bộ quản lý thanh niên xung phong.

Lưu ý: Việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong để thực hiện các nhiệm vụ vừa nêu trên phải trong thời gian từ 24 tháng trở lên.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc tổ chức chính sách thanh niên xung phong?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 12/2011/NĐ-CP, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức chính sách thanh niên xung phong như sau:

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh niên xung phong trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ như sau:

+ Ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về tổ chức, hoạt động và chính sách đối với thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương;

+ Giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để tổ chức thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ được giao;

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm các quy định tại Nghị định này;

+ Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, hoạt động và việc thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong.

- Tạo điều kiện để các tổ chức thanh niên xung phong của Trung ương và các tỉnh khác thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương.

Trân trọng!

Thanh niên xung phong
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh niên xung phong
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xét tặng, truy tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam được thành lập ngày mấy? Trụ sở chính ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể và quản lý thanh niên xung phong?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh niên xung phong tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc sau ngày 30/4/1975 có được hưởng chế độ gì không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh niên xung phong hưởng những chính sách ưu đãi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Hợp tác quốc tế về thanh niên là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh niên xung phong
Nguyễn Thị Hiền
732 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thanh niên xung phong

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh niên xung phong

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào