Thương binh khi đến tham quan Dinh Độc Lập có phải mua vé không?

Thương binh khi đến tham quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập có được thu phí không? Giá vé tham quan Dinh Độc Lập hiện nay là bao nhiêu?

Thương binh khi đến tham quan Dinh Độc Lập có phải mua vé không?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 182/2016/TT-BTC về đối tượng miễn, giảm phí khi thăm quan di tích lịch sử Dinh độc lập

Điều 5. Đối tượng miễn, giảm phí
...
2. Giảm 50% mức phí thăm quan di tích lịch sử Dinh Độc Lập đối với các trường hợp sau:
a) Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa". Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg chỉ cần có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.
...

Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 170/2003/QĐ-TTg về các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa, bao gồm:

Điều 2. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa gồm:
...
2. Người có công với cách mạng:
a) Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ ''tiền khởi nghĩa''.
b) Thân nhân liệt sĩ.
c) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
đ) Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.
...

Như vậy, thương binh thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa, do đó khi đến tham quan Dinh Độc Lập chỉ cần đóng 50% mức phí tham quan.

Thương binh khi đến tham quan Dinh Độc Lập có cần mua vé không?

Thương binh khi đến tham quan Dinh Độc Lập có cần mua vé không? (Hình từ Internet)

Giá vé tham quan Dinh Độc Lập hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 182/2016/TT-BTC, mức thu phí hiện nay khi vào tham quan Dinh Độc Lập như sau:

[1] Đối với người lớn: 40.000 đồng/người/lượt.

[2] Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề: 20.000 đồng/người/lượt.

Sinh viên, học sinh (học viên) là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

[3] Đối với trẻ em; học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông: 10.000 đồng/người/lượt.

+ Trẻ em ở mức thu phí này là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh là người dưới 16 tuổi.

+ Học sinh là người có thẻ học sinh do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

[4] Mức phí này không bao gồm các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách thăm quan.

Số tiền phí thu tham quan Dinh Độc Lập được quản lý và sử dụng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 182/2016/TT-BTC về quản lý và sử dụng số tiền phí thu tham quan Dinh Độc Lập như sau:

[1] Để lại 90% tổng số tiền phí thu được để trang trải cho các chi phí sau:

* Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

* Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

[2] Nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.

Trân trọng!

Di tích lịch sử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di tích lịch sử
Hỏi đáp Pháp luật
Thương binh khi đến tham quan Dinh Độc Lập có phải mua vé không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí thăm quan các di tích lịch sử tại tỉnh Điện Biên vào ngày 7 tháng 5 năm 2024 - ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di tích lịch sử
Trần Thị Ngọc My
143 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di tích lịch sử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào