Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ robot bắt buộc phải có các môn giáo dục đại cương nào?
Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ robot bắt buộc phải có các môn giáo dục đại cương nào?
Căn cứ tiết a Tiểu mục 1 Mục 3 Chương trình khung giáo dục đào tạo ngành Công nghệ robot ban hành kèm theo Thông tư 37/2009/TT-BGDĐT quy định về các môn giáo dục đại cương trong chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ robot như sau:
III. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC
1. Danh mục các học phần bắt buộc:
a) Kiến thức giáo dục đại cương: 46* đvht
* Chưa kể phần nội dung Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh
** Khối kiến thức khoa học Mác – Lênin & Tư tưởng Hồ Chí Minh được điều chỉnh theo quy định chung của Bộ GD&ĐT.
*** Không bắt buộc đối với sinh viên là người nước ngoài
Như vậy, chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ robot hiện nay bắt buộc phải có các môn giáo dục đại cương sau:
- Những nguyên lý cơ bản của CNMLN;
- Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Đường lối CM của Đảng CSVN;
- Ngoại ngữ (Không bắt buộc đối với sinh viên là người nước ngoài);
- Toán cao cấp 1;
- Toán cao cấp 2;
- Toán cao cấp 3;
- Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm);
- Hóa học đại cương 1;
- Cơ sở máy tính & kỹ thuật lập trình;
- Giáo dục thể chất;
- Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ robot bắt buộc phải có các môn giáo dục đại cương nào? (Hình từ Internet)
Hiện nay, có các trường đại học nào đang đào tạo nhóm ngành Công nghệ robot trình độ đại học?
Ngành Công nghệ robot hiện nay được đào tạo ở khá nhiều trường đại học về kỹ thuật và công nghệ trên khắp cả nước. Có thể tham khảo danh sách một số trường đại học đang đào tạo nhóm ngành Công nghệ robot trình độ đại học dưới đây:
- Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TPHCM;
- Đại học Bách Khoa Hà Nội;
- Đại học Công nghệ TPHCM;
- Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM;
- Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội;
- Trường Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG TPHCM.
Có các phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về các phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học như sau:
Điều 3. Phương thức tổ chức đào tạo
1. Đào tạo theo niên chế:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
b) Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
c) Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
2. Đào tạo theo tín chỉ:
a) Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
b) Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
c) Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
a) Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
b) Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
c) Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Như vậy, hiện nay có 02 phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học bao gồm đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ.
Theo đó, các cơ sở đào tạo có thể lựa chọn áp dụng thống nhất phương thức đào tạo theo tín chỉ, theo niên chế cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo hoặc áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo và áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?