Mẫu bài thi hãy xây dựng kế hoạch hành động phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng 2024? Mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030 là gì?

Xin tham khảo mẫu bài thi hãy xây dựng kế hoạch hành động phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng năm 2024? - Câu hỏi của Minh Trúc (Hà Giang)

Mẫu bài thi Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng 2024?

Dưới đây là Mẫu bài thi Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng 2024 (Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024):

Những giọt mực trên trang sách không chỉ là những dòng chữ, mà còn là những cánh cửa mở ra thế giới tri thức, tưởng tượng và sự hiểu biết. Trong một thời đại đầy thách thức như ngày nay, việc xây dựng và thúc đẩy văn hóa đọc không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là nhiệm vụ của toàn xã hội. Dưới đây là kế hoạch hành động của em nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng trong năm 2024.

Thứ nhất, hòa mình với sách. Dành thời gian hàng ngày từ 5-10 phút đến 01 tiếng để đọc sách, bất kể là tiểu thuyết, sách học thuật, hay sách về lịch sử và văn hóa. Đó sẽ là cơ hội tuyệt vời để mở rộng vốn từ vựng và hiểu biết của chúng ta. Mỗi tháng, chúng ta nên đặt ra một thử thách đọc sách cho bản thân. Điều này có thể là việc đọc một cuốn sách về một chủ đề mới hoặc việc đọc một tác phẩm của một tác giả mà bạn chưa từng biết đến trước đây.

Thứ hai, tạo ra môi trường đọc sách tại nhà và trường học. Tạo ra góc đọc sách tại nhà, chủ động khuyến khích các thành viên trong gia đình đóng góp sách và tạo ra một góc đọc sách thoải mái và yên tĩnh tại nhà. Điều này sẽ khuyến khích mọi người trong gia đình dành thời gian để đọc và thảo luận về sách. Đồng thời, tổ chức các buổi đọc sách tại trường học, có thể rủ bạn bè cùng tổ chức các buổi này và đề xuất lên thầy cô, nhà trường tổ chức các buổi đọc sách thú vị và ý nghĩa. Các hoạt động như thảo luận sách, câu đố về sách, hoặc các buổi triển lãm sách sẽ giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và sáng tạo.

Thứ ba, sử dụng công nghệ để tiếp cận sách. Sử dụng ứng dụng đọc sách, khám phá các ứng dụng di động hoặc trang web đọc sách để trải nghiệm sách một cách thuận tiện và linh hoạt. Một số ứng dụng đọc sách thú vị có hình ảnh sinh động, có thể note trong sách,... Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận với hàng ngàn cuốn sách từ mọi nơi.

Ngoài ra, có thể tham gia cộng đồng đọc sách trực tuyến, tham gia vào các nhóm đọc sách trực tuyến hoặc các diễn đàn thảo luận sách để chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của bạn với cộng đồng độc giả khác. Điều này cũng sẽ giúp bạn kết nối và giao lưu với những người có cùng sở thích.

Cuối cùng, em cũng mong có các buổi tổ chức các sự kiện triển lãm sách văn hóa để giới thiệu và khuyến khích đọc sách từ các văn hóa khác nhau. Điều này sẽ tạo ra một không gian thú vị và phong phú để tìm hiểu về văn hóa qua sách.

Chúng ta là những người trẻ tuổi, và việc đầu tư vào văn hóa đọc không chỉ mang lại lợi ích cho chúng ta mà còn là cách để góp phần xây dựng một xã hội tri thức và phát triển. Hãy cùng nhau thực hiện kế hoạch này để tạo ra một cộng đồng đọc sách mạnh mẽ và phồn thịnh trong năm 2024 và những năm tiếp theo!

*Lưu ý: Mẫu bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng 2024 chỉ mang tính chất tham khảo.

Mẫu bài thi hãy xây dựng kế hoạch hành động phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng 2024? Mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030 là gì?

Mẫu bài thi hãy xây dựng kế hoạch hành động phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng 2024? Mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030 là gì? (Hình từ Internet)

Mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030 là gì?

Theo Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 329/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 quy định mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030 như sau:

II. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020:
- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:
+ Phấn đấu 80% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học;
+ Phấn đấu 20% - 25% người dân ở khu vực nông thôn, 15% - 20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.
- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:
+ Phấn đấu 40% - 50% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời;
+ Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
- Về tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản:
+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách là 05 bản/người dân và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng; mỗi người dân trung bình đọc 04 cuốn sách/năm;
+ Phấn đấu số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 300.000.000 lượt/năm;
+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 90% thư viện công cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật; 80% thư viện của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.
b) Định hướng đến năm 2030:
Người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện tử).

Theo đó, mục tiêu Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2030 là người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố.

Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện tử).

Kinh phí và cơ chế tài chính của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 năm 2024 được quy định như thế nào?

Theo Tiểu mục 2 Mục 4 Quyết định 329/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 quy định kinh phí và cơ chế tài chính của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:

- Ngân sách trung ương: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án.

- Ngân sách địa phương: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án, chú trọng nội dung phát triển cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và các hoạt động khác liên quan phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

- Tiếp tục thực hiện lồng ghép việc sử dụng kinh phí với các chương trình, đề án liên quan khác.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ xã hội để tham gia thực hiện Đề án.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Việc cần thiết hiện nay là phát động một cuộc tuyên truyền rộng lớn để thành lập các tổ chức công đoàn ở các nước thuộc địa ... Nội dung trên thuộc văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 8 cuộc thi Tìm hiểu lịch sử truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Lịch sử MTTQ Việt Nam năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài dự thi đề 2 cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 cho học sinh tiểu học và THCS? Lộ trình đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dàn ý bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 dành cho học sinh THCS? Định hướng đến năm 2030 của đề án phát triển văn hóa đọc cụ thể ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Phật lịch 2024 là năm bao nhiêu? Còn bao nhiêu ngày nữa đến lễ Phật Đản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách phát triển văn hóa đọc? Cách thức tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc lần 3/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập dàn ý Câu 1 Đề 1 Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 cho học sinh tiểu học và THCS? Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
33,224 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào