Từ 10/6/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thu hồi trong các trường hợp nào?

Cho tôi hỏi: Từ 10/6/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thu hồi trong các trường hợp nào? Câu hỏi từ anh Vinh Quang - đến từ Đồng Tháp.

Từ 10/6/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thu hồi trong các trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

Điều 21. Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý.
b) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng làm tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích, cho mượn tài sản.
d) Khi có phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định.
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, từ 10/6/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

- Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý.

- Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng làm tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích, cho mượn tài sản.

- Khi có phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Từ 10/6/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thu hồi trong các trường hợp nào?

Từ 10/6/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thu hồi trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

Điều 21. Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc ban hành Quy định thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.
d) Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sau khi thu hồi được xử lý theo các hình thức sau:
a) Điều chuyển theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
b) Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
...

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc ban hành Quy định thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này.

- Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 44/2024/NĐ-CP

Có mấy hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 44/2024/NĐ-CP các hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm có:

Điều 20. Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Thu hồi tài sản.
2. Điều chuyển tài sản.
3. Chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý.
4. Thanh lý tài sản.
5. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
6. Xử lý tài sản trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao tài sản cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
7. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có 07 hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm:

- Thu hồi tài sản.

- Điều chuyển tài sản.

- Chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý.

- Thanh lý tài sản.

- Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.

- Xử lý tài sản trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao tài sản cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

- Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Nghị định 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/6/2024.

Trân trọng!

Giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy điện chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp xe máy vi phạm quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản tạm bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến từ những nguồn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khổ giới hạn đường bộ là gì? Mức phạt xe quá khổ giới hạn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cập nhật: 56 tuyến phố cấm đỗ xe máy, xe ô tô trên vỉa hè, lòng đường tại Hà Nội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường bộ
Nguyễn Thị Hiền
253 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giao thông đường bộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào