Ngày của mẹ là ngày nào 2024? Con cái có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ như thế nào?

Cho tôi hỏi: Ngày của mẹ là ngày nào 2024? Con cái có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ như thế nào? Thành viên trong gia đình bao gồm những ai? Câu hỏi của chị Ngọc (Hà Nội).

Ngày của mẹ là ngày nào 2024?

Tại Việt Nam, ngày của Mẹ 2024 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 12 tháng 5.

Ngày của Mẹ 2024 là một ngày lễ để tôn vinh người mẹ. Tùy vào từng nơi trên thế giới thì ngày của Mẹ được tổ chức vào những thời điểm, thời gian khác nhau tuy nhiên phổ biến nhất là vào tháng 3 hoặc tháng 5.

Tại Việt Nam, Ngày của Mẹ tuy đây không phải là ngày lễ chính thức nhưng nó vẫn được mọi người trên cả nước hưởng ứng. Đây là dịp để những con cái bày tỏ lòng biết ơn và sự yêu thương đối với người mẹ - người phụ nữ đã sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc và che chở bản thân nên người.

Vào dịp này, con cái thường sẽ dành tặng những món quà chân thành, lời chúc ý nghĩa, hoặc đơn giản là những cử chỉ quan tâm để bày tỏ lòng biết ơn đối với mẹ của mình để mẹ luôn cảm thấy hạnh phúc và được yêu thương.

Ngày của mẹ là ngày nào 2024? Con cái có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ như thế nào?

Ngày của mẹ là ngày nào 2024? Con cái có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ như thế nào? (Hình từ Internet)

Thành viên trong gia đình bao gồm những ai?

Tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thành viên trong gia đình bao gồm:

- Vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng;

- Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể;

- Anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;

- Ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Con cái có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ như thế nào?

Tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của con cái đối với cha mẹ như sau:

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Như vậy, con cái có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật;

Trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Con cái có hành vi ngược đãi cha mẹ đi tù bao nhiêu năm?

Tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Như vậy, con cái có hành vi ngược đãi cha mẹ có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng cho đến 05 năm.

Tùy vào mức độ, tính chất của hành vi thì Tòa án sẽ đưa ra khung hình phạt cuối cùng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào