Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất 2024?

Cho tôi hỏi: Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối vưới giáo viên mầm non mới nhất 2024 là mẫu nào?- Câu hỏi của chị Trâm (Hà Nội).

Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất 2024?

Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn được quy định tại Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018.

Tại Biểu mẫu 2 ban hành kèm theo Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 có quy định mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn như sau:

Xem chi tiết mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non tại đây.

Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non phải có phẩm chất nhà giáo như thế nào?

Tại Điều 4 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT có quy định để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non phải có phẩm chất nhà giáo như sau:

Tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo

- Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;

- Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;

- Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

Tiêu chí 2. Phong cách làm việc

- Mức đạt: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non;

- Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em;

- Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất 2024?

Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non là gì?

Tại Điều 5 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT có quy định tiêu chuẩn phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non như sau:

Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân

- Mức khá: Thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập nhật kiến thức chuyên môn, yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân.

Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

- Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp;

- Mức khá: Chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương;

- Mức tốt: Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương.

Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

- Mức đạt: Thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;

- Mức khá: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

- Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

- Mức đạt: Thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non;

- Mức khá: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục và điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

- Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.

Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

- Mức đạt: Sử dụng được phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Mức khá: Chủ động, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em, từ đó điều chỉnh phù hợp kế hoạch chăm sóc, giáo dục;

- Mức tốt: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp

- Mức đạt: Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định;

- Mức khá: Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

- Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo viên trường mầm non
Lương Thị Tâm Như
4,226 lượt xem
Giáo viên trường mầm non
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo viên trường mầm non
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non hạng 2 áp dụng hệ số lương là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non hạng 3 sau khi cải cách tiền lương là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo thành tích giáo viên Mầm non năm 2024? Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 35 module mầm non theo Thông tư 12 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non có hành vi đánh đập trẻ em bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất 2024? Minh chứng phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên mầm non có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bản mô tả vị trí việc làm giáo viên mầm non và hướng dẫn cách viết theo Thông tư 19?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên trường mầm non có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo viên trường mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên trường mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào