Bỏ quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán tại Thông tư 11?
- Bỏ quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán tại Thông tư 11?
- Ngân hàng Nhà nước có các quyền hạn gì đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
- Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng khi nào theo quy định mới?
Bỏ quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán tại Thông tư 11?
Căn cứ Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về các trường hợp áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
Căn cứ Điều 1 Dự thảo Thông tư quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định về đối tượng áp dụng quy định về kiểm soát đặc biệt như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về: thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; hình thức và thời hạn kiểm soát đặc biệt; Quyết định kiểm soát đặc biệt; công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt; ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt; thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, Luật Tổ chức tín dụng 2024 không còn quy định về việc thực hiện áp dụng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán.
Do đó, Dự thảo Thông tư quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng thay thế Thông tư 11/2019/TT-NHNN cũng đã bỏ các quy định liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán.
Như vậy, quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán theo Thông tư 11/2019/TT-NHNN sẽ được chính thức được bãi bỏ sau khi Thông tư quy định về kiểm soát đặc biệt mới được ban hành và có hiệu lực.
Xem thêm thông tin chi tiết Dự thảo Thông tư quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng tại đây.
Bỏ quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán tại Thông tư 11? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước có các quyền hạn gì đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Căn cứ khoản 2 Điều 163 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có các quyền hạn sau đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm:
- Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt;
- Chỉ định các chức danh: Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên, Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương theo Điều lệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
- Quyết định, điều chỉnh nội dung, phạm vi hoạt động, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
- Yêu cầu chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp, không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.
Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng khi nào theo quy định mới?
Căn cứ Điều 168 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về các trường hợp Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau, bao gồm:
- Tổ chức tín dụng khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn;
- Tổ chức tín dụng hoàn thành phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;
- Tổ chức tín dụng giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất;
- Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Lưu ý: Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, ngoại trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?