Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường không được vượt quá bao nhiêu decibel?
- Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường không được vượt quá bao nhiêu decibel?
- Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu bao lâu?
- Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn được quy định như thế nào?
- Mức xử phạt vi phạm về tiếng ồn được quy định như thế nào?
Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường không được vượt quá bao nhiêu decibel?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT quy định mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường như sau:
Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường không được vượt quá bao nhiêu decibel? (Hình từ Internet)
Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu bao lâu?
Theo Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT quy định như sau:
IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.
3. Nếu tiếng ồn nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
Theo đó, các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm.
Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2010/BTNMT về môi trường thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn:
- Tại khu vực đặc biệt (khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác) là: 55dBA (từ 6h đến 21h) và 45dBA (21h đến 6h).
- Tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h).
Mức xử phạt vi phạm về tiếng ồn được quy định như thế nào?
Tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm về tiếng ồn như sau:
- Phạt tiền:
+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
+ Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
+ Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
- Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 đến 12 tháng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định nêu trên gây ra;
+ Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày gì, Ngày Quốc tế Ôm tự do là ngày nào?
- Luật thuế GTGT mới khi nào có hiệu lực? Toàn văn Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 đã có chưa?
- Bên cồn là ở đâu? Cồn và cù lao khác nhau thế nào? Nhiệm vụ và giải pháp bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc 2024?
- Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ tư vấn qua mạng mới nhất năm 2025?