Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết của doanh nghiệp được trừ tính như thế nào?
- Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết của doanh nghiệp được trừ tính như thế nào?
- Trường hợp nào người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết?
- Người nộp thuế được có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết nhưng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp nào?
Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết của doanh nghiệp được trừ tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
Điều 16. Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;
c) Quy định tại điểm a khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);
d) Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, tổng chi phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là:
Tổng chi phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết = 30% x [Tổng lợi nhuận thuần + (Chi phí lãi vay - Lãi tiền gửi và Lãi cho vay) + Chi phí khấu hao]
Trường hợp nếu vượt quá 30% nêu trên thì phần chi phí lãi vay vượt đó sẽ không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết của doanh nghiệp được trừ tính như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trường hợp nào người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết như sau:
Điều 19. Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
1. Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế
Đồng thời, các bên không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp có được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá trị giao dịch liên kết trong trường hợp giá trị giao dịch liên kết là 1,7 tỷ đồng và doanh thu doanh nghiệp 120 tỷ?
Người nộp thuế được có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết nhưng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP, nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
[1] Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
[2] Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế.
Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
[3] Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp
Các khoản chi phí trên không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:
- Phân phối: Từ 5% trở lên;
- Sản xuất: Từ 10% trở lên;
- Gia công: Từ 15% trở lên.
Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi.
Trường hợp người nộp thuế hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.
Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?