Lễ Phật Đản 2024 vào thứ mấy trong tuần? Nguyên tắc tổ chức Lễ Phật Đản 2024 thế nào?

Cho tôi hỏi: Lễ Phật Đản 2024 rơi vào thứ mấy trong tuần? Nguyên tắc tổ chức Lễ Phật Đản 2024 thế nào? Câu hỏi từ anh Khanh Trương đến từ tỉnh Đồng Nai.

Lễ Phật Đản 2024 vào thứ mấy trong tuần?

Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo được tổ chức trang trọng nhằm tôn kính Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngày Lễ Phật Đản được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức rất long trọng và thành kính. Vừa thể hiện sự tôn kính vừa tận hưởng không khí vui vẻ của lễ hội, xoá bỏ phiền não và mệt nhọc.

Theo đó, tại Việt Nam, Lễ Phật Đản 2024 sẽ được tổ chức như sau:

- Tuần lễ Phật đản năm 2024 bắt đầu từ thứ tư ngày mùng 8/4 đến 15/4 Giáp Thìn (tức 15/5 đến ngày 22/5/2024);

- Chính lễ (Ngày lễ Phật đản năm 2024 chính thức): ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức thứ 4 ngày 22/5/2024).

Lễ Phật Đản 2024 vào thứ mấy trong tuần? Nguyên tắc tổ chức Lễ Phật Đản 2024 thế nào?

Lễ Phật Đản 2024 vào thứ mấy trong tuần? Nguyên tắc tổ chức Lễ Phật Đản 2024 thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức Lễ Phật Đản 2024 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ hội như sau:

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức lễ hội
1. Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
2. Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
3. Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
4. Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
5. Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
6. Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
7. Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bên cạnh đó, tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như sau:

Điều 10. Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Theo đó, việc tổ chức Lễ Phật Đản 2024 cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Tổ chức ngày lễ Phật Đản có phải thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?

Căn cứ Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc thông báo tổ chức ngày lễ Phật Đản như sau:

Điều 13. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
...

Như vậy, Lễ Phật Đản là một lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ hàng năm tại Việt Nam, do đó việc thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Khi tổ chức ngày lễ Phật Đản, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thi hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách phát triển văn hóa đọc? Cách thức tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc lần 3/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập dàn ý Câu 1 Đề 1 Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 cho học sinh tiểu học và THCS? Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ hội Sâm và hương liệu, dược liệu quốc tế 2024 sẽ tổ chức ở đâu? Tổ chức ngày nào? Cơ quan nào có thẩm quyền xét duyệt tổ chức lễ hội quy mô cấp tỉnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đáp án Cuộc thi 70 năm Giải phóng thủ đô năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện tiêu chí Văn minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi tìm hiểu Quê hương An Giang và anh Bộ đội cụ Hồ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
388 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào