Phòng khám không niêm yết giá dịch vụ bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi: Phòng khám có bắt buộc phải niêm yết giá dịch vụ không? Phòng khám không niêm yết giá dịch vụ bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của chị Trang - Phú Yên.

Phòng khám có bắt buộc phải niêm yết giá dịch vụ không?

Tại Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:

Điều 60. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức việc sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
2. Thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Công khai thời gian làm việc và danh sách người hành nghề, thời gian làm việc của từng người hành nghề tại cơ sở.
4. Niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
5. Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề theo quy định của Luật này.
6. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh.
7. Tự đánh giá chất lượng và công khai kết quả đánh giá chất lượng theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 58 của Luật này.
...

Theo quy định thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Tại Điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:

Điều 48. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
2. Trường hợp cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, cơ sở pháp y tâm thần, trung tâm y tế, viện có giường bệnh, y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cơ sở có tên gọi khác mà thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, phòng khám là một hình thức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, phòng khám phải niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ theo yêu cầu tại cơ sở và trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Phòng khám không niêm yết giá dịch vụ bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động không có biển hiệu hoặc có biển hiệu không có đủ các thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật;
b) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
c) Ghi tên các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
...

Tại Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, phòng khám không niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Phòng khám không niêm yết giá dịch vụ bị phạt bao nhiêu tiền?

Phòng khám không niêm yết giá dịch vụ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Đội trưởng đội quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với người có hành vi phòng khám không niêm yết giá dịch vụ không?

Tại điểm b khoản 2 Điều 105 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 29 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP và khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 105. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và thiết bị y tế.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và thiết bị y tế;
...

Như vậy, Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền xử phạt phòng khám có hành vi không niêm yết giá dịch vụ.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh liên cầu lợn ở người bắt nguồn từ đâu? Các biện pháp phòng bệnh liên cầu lợn ở người theo Hướng dẫn của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu quý 3 năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với bác sĩ da liễu là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian ủ bệnh bạch hầu là mấy ngày? Biến chứng bệnh bạch hầu ác tính là biến chứng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh bạch hầu được phân loại như thế nào? Người bị nghi là bệnh bạch hầu cần phải làm gì để phòng chống bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo quy định của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm thân thể người bệnh thì bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
682 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào