Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
- Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
- Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu đối với người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn là bao lâu?
- Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy là gì?
Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy?
Tại điểm e khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
...
Tại Phụ lục 4 Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quán lý ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
.....
7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.
Như vậy, nếu người lao động là người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn thì bắt buộc phải được huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.
Người lao động làm việc tại cơ sở lưu trú khách sạn thì có cần phải huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy? (Hình từ Internet)
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu đối với người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn là bao lâu?
Tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ
....
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này..
...
Như vậy, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu đối với người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở lưu trú khách sạn là từ 16 đến 24 giờ.
Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy là gì?
Tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
- Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
- Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
- Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
- Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?