Hướng dẫn chỉnh sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng VNEID chi tiết, đơn giản 2024?

Cho tôi hỏi: Cách chỉnh sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng VNEID chi tiết, đơn giản 2024 cụ thể như thế nào? Câu hỏi từ anh Minh - Hà Nội

Hướng dẫn chỉnh sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng VNEID chi tiết, đơn giản 2024?

VNeID là ứng dụng trên thiết bị di động được phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an Việt Nam.

VNeID được xây dựng với mục đích thay thế cho giấy tờ truyền thống. Ứng dụng này được xây dựng trên nền tảng cơ sở dữ liệu về định danh, dân cư và xác thực điện tử, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ số, xã hội số.

Có thể tham khảo Cách chỉnh sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng VNEID chi tiết, đơn giản 2024 như sau:

Bước 1: Để thực hiện được việc cập nhật lại thông tin cá nhân, thì trước tiên chúng ta sẽ mở ứng dụng VNEID trên điện thoại của mình lên.

Bước 2: Trong giao diện đăng nhập của ứng dụng, nhập số CCCD/CMND và mật khẩu tài khoản, rồi chạm vào nút Đăng nhập.

Bước 3: Tại trang của ứng dụng, nhấn vào biểu tượng tài khoản ở góc bên phải phía bên dưới màn hình.

Bước 4: Khi này ở mục Tài khoản của ứng dụng, hãy ấn vào mục Thông tin tài khoản.

Bước 5: Trên màn hình khi này sẽ hiển thị toàn bộ thông tin cá nhân của mình, kiểm tra và sửa lại những thông tin cá nhân bị sai.

Bước 6: Sau đó, đánh dấu tick vào ô “Tôi cam kết thông tin khai báo là đúng sự thật”, rồi nhấn vào nút Cập nhật.

Lưu ý: Để đảm bảo tính chính xác của thông tin, số CCCD, CMND do người dân khai báo chỉ được đổi 1 lần duy nhất.

Hướng dẫn chỉnh sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng VNEID chi tiết, đơn giản 2024?

Hướng dẫn chỉnh sửa thông tin cá nhân trên ứng dụng VNEID chi tiết, đơn giản 2024? (Hình từ Internet)

Thời hạn cấp tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VneID tối đa là bao nhiêu ngày?

Tại Điều 17 Nghị định 59/2022/NĐ-CP có quy định thời hạn cấp tài khoản định danh điện tử như sau:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm giải quyết cấp tài khoản định danh điện tử trong thời hạn tối đa như sau:

Trường hợp 1: Cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân Việt Nam

- Đối với trường hợp công dân Việt Nam đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp:

+ Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1;

+ Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

- Đối với trường hợp công dân Việt Nam chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.

Trường hợp 2: Cấp tài khoản định danh điện tử cho người nước ngoài

- Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1;

- Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đã có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh;

- Không quá 07 ngày làm việc với trường hợp cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 nhưng chưa có thông tin về ảnh chân dung, vân tay trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Trường hợp 3: Cấp tài khoản định danh điện tử cho tổ chức

- Không quá 01 ngày làm việc với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức đã có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Không quá 15 ngày với trường hợp thông tin cần xác thực về tổ chức không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không?

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về tài khoản định danh điện tử như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
6. “Tài khoản định danh điện tử” là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.

Bên cạnh đó, tại Điều 11 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử gồm có:

Điều 11. Đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
2. Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
3. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Như vậy, hiện nay, không có quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký, sử dụng tài khoản định danh trên VNeID.

Tuy nhiên gần đây, Công an cả nước đang thực hiện chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào