Sở hữu chéo trong ngân hàng là gì? Quy định về sở hữu chéo ngân hàng hiện nay như thế nào?

Tôi có thắc mắc: Sở hữu chéo trong ngân hàng là gì? Quy định về sở hữu chéo ngân hàng hiện nay như thế nào? (Câu hỏi của chị Quyên đến từ thành phố Đà Nẵng)

Sở hữu chéo trong ngân hàng là gì?

Sở hữu chéo trong ngân hàng là hiện tượng xảy ra khi hai hoặc nhiều ngân hàng tương hỗ sở hữu cổ phần của nhau. Điều này có thể hiểu như sau:

- Ngân hàng A sở hữu một lượng cổ phần nhất định của Ngân hàng B.

- Ngân hàng B cũng sở hữu một lượng cổ phần nhất định của Ngân hàng A.

Mức độ sở hữu chéo có thể khác nhau, sẽ theo tỷ lệ phần trăm so với vốn điều lệ nhưng phải đảm bảo quy định pháp luật. Sở hữu chéo có thể diễn ra giữa các ngân hàng trong nước, liên doanh, ngân hàng nước ngoài, hoặc giữa các tổ chức tài chính khác.

Sở hữu chéo trong ngân hàng là gì? Quy định về sở hữu chéo ngân hàng hiện nay như thế nào?

Sở hữu chéo trong ngân hàng là gì? Quy định về sở hữu chéo ngân hàng hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về sở hữu chéo ngân hàng hiện nay như thế nào?

Quy định về sở hữu chéo ngân hàng được thể hiện tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN Về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì; cụ thể như sau:

[1] Giới hạn góp vốn, mua cổ phần đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại và công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại tuân thủ giới hạn góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Điều 103, Điều 129 và Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng 2010

(Theo Điều 18 Thông tư 22/2019/TT-NHNN)

[2] Đối với ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác. Tại thời điểm mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn điều lệ đã đăng ký.

- Đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN

- Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

- Có quy trình xét duyệt, thẩm định, đánh giá rủi ro đối với việc mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác.

- Từng khoản mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua.

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 01 năm trước ngày mua, nắm giữ cổ phiếu.

- Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những đối tượng này không mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng đó.

- Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Trưởng Ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại và người có liên quan của những đối tượng này không ủy thác cho tổ chức khác mua, nắm giữ vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng đó.

Tuy nhiên, việc mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác của ngân hàng thương mại được giới hạn như sau:

- Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá 02 tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó.

- Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của tổ chức tín dụng khác đó.

- Ngân hàng thương mại không được đề cử người tham gia Hội đồng quản trị tại tổ chức tín dụng mà ngân hàng thương mại đã mua, nắm giữ cổ phiếu, trừ trường hợp tổ chức tín dụng đó là công ty con của ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng hỗ trợ được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

- Việc mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác vượt quá 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết hoặc ngân hàng thương mại không đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại thời điểm mua, nắm giữ cổ phiếu thì được thực hiện trong những trường hợp sau:

+ Việc mua, nắm giữ cổ phiếu theo phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010

+ Được Ngân hàng Nhà nước chỉ định theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp ngân hàng thương mại bán cổ phần của tổ chức tín dụng khác theo hình thức trả chậm, ngân hàng thương mại chỉ được chuyển quyền sở hữu đối với số cổ phần tương ứng với số tiền đã được bên mua thanh toán.

(Theo Điều 19 Thông tư 22/2019/TT-NHNN)

Cách tính giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2019/TT-NHNN, cách tính giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng như sau:

Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp được xác định bằng vốn điều lệ, vốn được cấp và thặng dư vốn cổ phần, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế toán.

Lưu ý: Ngân hàng trong trường hợp này bao gồm ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào