Ngày Quốc tế không thuốc lá là ngày nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của thuốc lá?

Cho tôi hỏi: Ngày Quốc tế không thuốc lá là ngày nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của thuốc lá? (Câu hỏi từ anh Vinh, Vĩnh Long).

Ngày Quốc tế không thuốc lá là ngày nào?

Ngày 31/5 hàng năm được chọn là ngày Quốc tế không thuốc lá - World No Tobacco Day (WNTD) theo Nghị quyết Resolution 42.19 của WHO (Tổ chức y tế Thế giới). WHO mong muốn tạo ra và khuyến khích toàn cầu không khói thuốc trong thời gian 24 giờ đồng hồ. Mục đích to lớn hơn của ngày Quốc tế không thuốc lá đó là tuyên truyền tới cộng đồng tác hại của thuốc lá với người hút cũng như người hít phải khói thuốc, hàng năm cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người toàn cầu.

Như vậy, ngày 31/5 hàng năm là ngày Quốc tế không thuốc lá.

Ngày Quốc tế không thuốc lá là ngày mấy trong tháng 5? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của thuốc lá?

Ngày Quốc tế không thuốc lá là ngày mấy trong tháng 5? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của thuốc lá? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của thuốc lá?

Tại Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng chống tác hại của thuốc lá như sau:

- Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

- Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

- Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

- Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

- Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

- Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

- Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

- Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn là các địa điểm nào?

Căn cứ tại Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn như sau:

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

+ Cơ sở y tế;

+ Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012;

+ Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

+ Nơi làm việc;

+ Trường cao đẳng, đại học, học viện;

+ Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

- Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Việc ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá như thế nào?

Tại Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá như sau:

- Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

- Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu. Cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.

+ Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;

+ Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;

+ Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.

- Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.

- Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 15 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

- Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Ngọc Trâm
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào