Câu hỏi và đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Đảng bộ Pleiku và 95 năm Công đoàn Việt Nam 2024?
Câu hỏi và đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Đảng bộ Pleiku và 95 năm Công đoàn Việt Nam 2024?
Cuộc thi tìm hiểu “70 năm Đảng bộ Pleiku, 95 năm đô thị Pleiku và 95 năm Công đoàn Việt Nam” diễn ra từ ngày 2-4 đến hết ngày 25-7.
Câu hỏi và đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Đảng bộ Pleiku và 95 năm Công đoàn Việt Nam 2024 như sau:
Câu 1. Đảng bộ Pleiku (trước đây là Đảng bộ Khu 9, Thị xã Pleiku) thuộc tỉnh Gia Lai được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Nêu tên các tổ chức Đảng tiền thân của Đảng bộ khu 9?
- Ngày 15/9/1954, Đảng bộ Khu 9 (nay là Đảng bộ thành phố Pleiku) chính thức hình thành, đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn diện phong trào cách mạng địa phương. - Các tổ chức Đảng tiền thân của Đảng bộ khu 9: Đảng bộ Khu 9 (Đảng bộ thành phố Pleiku), Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương tỉnh Gia Lai. |
Câu 2. Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ (thị xã) thành phố Pleiku trải qua mấy kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ có bao nhiêu người? Ai làm Bí thư, Phó Bí thư?
Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ (thị xã) thành phố Pleiku đã trải qua 12 kỳ Đại hội, từ 11 chi bộ với 113 đảng viên ban đầu, đến nay Đảng bộ thành phố Pleiku có 64 tổ chức cơ sở đảng (gồm 27 đảng bộ và 37 chi bộ cơ sở), hơn 9.800 đảng viên sinh hoạt ở 356 chi bộ. |
Câu 3. Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Pleiku lần thứ 12, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra bao nhiêu chương trình trọng tâm, nội dung các chương trình? Nêu tên các Nghị quyết, chương trình của Đảng bộ Thành phố cụ thể hóa thực hiện các chương trình trọng tâm?
Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Pleiku lần thứ XII diễn ra từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 8 năm 2020 đã đề ra 21 nhóm chỉ tiêu chủ yếu và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Đồng thời, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành 03 nghị quyết và 01 chương trình để cụ thể hóa 04 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội XII, gồm: Nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững; Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố; Nghị quyết về đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” đến năm 2030; Chương trình về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nhất là tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025. |
Câu 4. Thị xã Pleiku được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Nêu tên Nghị định?
Thị xã Pleiku được thành lập ngày 03/12/1929 theo Nghị định Khâm sứ Trung kỳ. |
Câu 5. Nghị định của Chính phủ thành lập thành phố Pleiku vào ngày, tháng, năm nào? Nêu tên các quyết định công nhận đô thị loại II, loại I?
- Ngày 24-4-1999, khi thị xã Pleiku được nâng lên thành phố (đô thị loại III) trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 29/1999/NĐ-CP của Chính phủ. - Ngày 25-2-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg công nhận TP Pleiku là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Gia Lai. - Ngày 22-01-2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/QĐ-TTg công nhận TP Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai. |
Câu 6. Công đoàn Việt Nam (tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ) được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Tên gọi của tổ chức Công đoàn qua các thời kỳ lịch sử?
Công đoàn Việt Nam tiền thân là tổ chức Tổng Công Hội đỏ Bắc kỳ được thành lập ngày 28/7/1929 - Tên gọi của tổ chức Công đoàn qua các thời kỳ lịch sử: Công hội Đỏ (1929 - 1935) Nghiệp đoàn Ái hữu (1935 - 1939) Hội Công nhân Phản đế (1939 - 1941) Hội công nhân Cứu quốc (1941 - 1946) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961) Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (từ 1988 đến ngày nay) |
Câu 7. Từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam trải qua mấy kỳ Đại hội? Nêu vắn tắt về thời gian, địa điểm diễn ra Đại hội? nêu tên cụ thể về các đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qua các kỳ Đại hội?
- Từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam trải qua 13 kỳ Đại hội - Nêu vắn tắt về thời gian, địa điểm diễn ra Đại hội, tên cụ thể về các đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 1/1/1950 và làm việc đến hết ngày 15/1/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch danh dự Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11 – 14/2/1974, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11 – 14/2/1974, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch danh dự; Đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu lại làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Ngày 8/5/1978 Đại hội lần thứ IV Công đoàn Việt Nam khai mạc tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội diễn ra trong 4 ngày (từ 8/5 đến 11/5/1978). Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (sau này là Tổng Bí thư BCHTW Đảng) được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V họp từ ngày 16/11 đến 18/11/1983 tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức trọng thể từ ngày 17 - 20/10/1988, tại Hội trường Ba Đ́ình - Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII được tiến hành từ ngày 9 - 12/11/1993, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu làm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệm kỳ 1993 - 1998. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp từ ngày 3 đến 6/11/1998, được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Cù Thị Hậu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần IX họp từ ngày 10 – 13/10/2003, tại Cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô, thủ đô Hà Nội. Đồng chí Cù Thị Hậu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Đại hội X Công đoàn Việt Nam diễn ra từ ngày 02-5/11/2008 tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2013 - 2018 diễn ra từ ngày 27 - 30/7/2013, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018 - 2023 diễn ra từ ngày 24 - 26/9/2018, tại Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII diễn ra từ ngày 1- 3/12/2023, tại Thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang. |
Câu 8. Nêu khái quát mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, khâu đột phá, các chương trình, nghị quyết chuyên để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam?
Mục tiêu: Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; Hoàn thành mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động tham gia công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt. Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước ta. *) Chỉ tiêu hằng năm - 85% trở lên đoàn viên, người lao động được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lao động và công đoàn; Công đoàn tham gia thúc đẩy để ít nhất 65% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. - 100% công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp công lập, doanh nghiệp khu vực nhà nước, ít nhất 85% công đoàn cơ sở doanh nghiệp, đơn vị ngoài khu vực nhà nước tham gia với người sử dụng lao động ban hành, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. - Bình quân mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng và kết nạp. - 100% chủ tịch công đoàn cơ sở bầu mới được tập huấn, bồi dưỡng với hình thức phù hợp. - Ít nhất 80% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; ít nhất 80% công đoàn cơ sở khu vực nhà nước và 55% công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Ít nhất 80% công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có đủ điều kiện thành lập ban nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. - 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp đúng tiến độ; ít nhất 10% công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính. *) Chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ - Cả nước có 15 triệu đoàn viên công đoàn, thành lập tổ chức cơ sở ở 100% các doanh nghiệp có từ 25 lao động trở lên. - Ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức Công đoàn đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật. - Phấn đấu 90% trở lên số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ khi đoàn viên có yêu cầu. Về khâu đột phá: Gồm 3 khâu đột phá (1) Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động. (2) Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. (3) Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. |
Câu 9. Nêu mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Công đoàn Thành phổ nhiệm kỳ 2023 - 2028?
Đến năm 2028 thành phố Pleiku có 10.300 đoàn viên công đoàn; hầu hết doanh nghiệp có từ 25 công nhân, lao động trở lên có tổ chức Công đoàn; hàng năm LĐLĐ thành phố xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, 90% trở lên công đoàn cơ sở khu vực nhà nước, 55% trở lên công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước đạt loại hoàn thành nhiệm vụ; có ít nhất 83 doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể theo quy định; có ít nhất 75% công đoàn cơ sở tham gia với người sử dụng lao động ban hành, triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; bình quân hàng năm, mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp; 100% công đoàn cơ sở khu vực Nhà nước, ít nhất 80% công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước đủ điều kiện thành lập Ban nữ công quần chúng; 95% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn đơn vị văn hóa; hàng năm, mỗi công đoàn cơ sở trồng mới và chăm sóc ít nhất 1 cây xanh gỗ lớn trở lên trong khuôn viên, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc địa điểm thích hợp… |
Câu 10. Theo anh (chị) để biến khát vọng xây dựng thành phố Pleiku sớm trở thành “Đô thị thông minh, thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe”, chúng ta cần phải làm gì? (bài viết không quá 1.500 từ hoặc không quá 05 trang giấy A4)?
Để biến khát vọng xây dựng thành phố Pleiku sớm trở thành “Đô thị thông minh, thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe”, vấn đề đặt ra là làm sao khơi dậy mạnh mẽ ý chí quyết tâm, khát vọng phát triển Pleiku trong mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Trong thời kỳ mới, Đảng bộ TP Pleiku sẽ tập trung xây dựng, tổ chức thực hiện 4 chương trình trọng tâm, gồm: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố; chuyển đổi cây trồng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững; thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” và tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, nhất là tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, TP Pleiku phấn đấu đi trước, trở thành hạt nhân, tạo động lực thúc đẩy các địa phương khác trong tỉnh phát triển. Để thực hiện thành công những chương trình trọng này, Đảng bộ TP Pleiku sẽ tập trung khai thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển nhanh, hợp lý các ngành, lĩnh vực có thế mạnh; chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, nhằm xây dựng thành phố thành đầu mối trung chuyển, quá cảnh và giao lưu hàng hóa - dịch vụ không chỉ của tỉnh Gia Lai mà còn cho một số tỉnh miền Trung và Bắc Tây Nguyên; các tỉnh Đông Bắc các nước Campuchia, Lào. Cùng với đó, Đảng bộ TP Pleiku sẽ triển khai các giải pháp cụ thể để liên kết, phát huy có hiệu quả tiềm năng du lịch của thành phố, kết nối với các địa phương trong tỉnh, khu vực Tây Nguyên để hình thành các điểm du lịch có chất lượng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kêu gọi đầu tư với các khu đô thị mới, khách sạn chất lượng cao, nhà phố thương mại, các chợ, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí; tập trung thu hút đầu tư vào các điểm du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa địa phương; phát triển các ngành, nghề truyền thống, như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ dân tộc, dịch vụ ẩm thực tại các làng nông thôn mới, làng văn hóa du lịch, xây dựng thành phố là điểm đến du lịch trọng tâm của tỉnh, bảo đảm các điều kiện tốt nhất về môi trường “xanh - sạch - đẹp”, an ninh, an toàn và thân thiện để thu hút du khách trong nước và nước ngoài; đầu tư bảo tồn và xây dựng một số làng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.... |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Câu hỏi và đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Đảng bộ Pleiku và 95 năm Công đoàn Việt Nam 2024? (Hình từ Internet)
Ban chấp hành công đoàn các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp:
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cấp.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.
- Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.
- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.
- Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bầu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.
- Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cấp trên đại diện, hỗ trợ, giúp đỡ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.
- Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.
- Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.
Mục tiêu của Đại hội Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 là gì?
Căn cứ tiết a Tiểu mục 3 Mục 3 Đề cương tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HQ/BTGTW năm 2023, mục tiêu của Đại hội 13 Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 được xác định như sau:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.
- Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, khẳng định Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước ta.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Từ 01/01/2025, lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe là bao nhiêu?
- violympic.vn đăng nhập vào thi trên hệ thống Violympic năm học 2024 - 2025?
- Tháng Giêng là tháng mấy? Tháng Giêng 2025 được nghỉ Tết chưa?
- 4 tháng 12 là ngày gì? 4/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 12 2024 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ không?