Lễ hội Hoa Phượng đỏ là lễ hội gì? Vào Lễ hội Hoa Phượng đỏ người lao động có được nghỉ và hưởng lương không?

Xin hỏi: Lễ hội Hoa Phượng đỏ là lễ hội gì? Vào Lễ hội Hoa Phượng đỏ người lao động có được nghỉ và hưởng lương không? (Câu hỏi từ bạn Vân, Đồng Tháp).

Lễ hội Hoa Phượng đỏ là lễ hội gì?

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội và là Lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân thành phố Hải Phòng.

Lễ hội được tổ chức thường niên vào tháng 5, gắn với Kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

Lễ hội Hoa Phượng đỏ được tổ chức nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa, hình ảnh thành phố và xây dựng thương hiệu, nâng cao vị thế, uy tín của tỉnh Hải Phòng trong nước và quốc tế. Lễ hôi giúp thúc đẩy đa dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 được tổ chức với quy mô cấp thành phố, gắn với Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2024) và đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà của Uỷ ban Di sản thế giới UNESCO.

Theo đó, điểm nhấn của Lễ hội là Chương trình nghệ thuật chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” diễn ra vào lúc 20 giờ, ngày 11/5/2024. Đây là năm đầu tiên Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính, Khu đô thị Bắc sông Cấm (huyện Thủy Nguyên). Kết thúc chương trình là màn pháo hoa tầm cao và tầm thấp kéo dài 15 phút.

Lễ hội Hoa Phượng đỏ là lễ hội gì? Lễ Hoa Phượng đỏ có được tổ chức bắn pháo hoa không?

Lễ hội Hoa Phượng đỏ là lễ hội gì? Vào Lễ hội Hoa Phượng đỏ người lao động có được nghỉ và hưởng lương không? (Hình từ Internet)

Lễ Hoa Phượng đỏ có được tổ chức bắn pháo hoa không?

Tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP có quy định về các trường hợp tổ chứ bắn pháo hoa như sau:

Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Lễ hội Hoa Phượng đỏ gắn với Kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng. Do đó, dịp Lễ hội Hoa Phượng đỏ được tổ chức bắn pháo hoa.

Theo đó thì dịp Lễ hội Hoa Phượng đỏ được tổ chức bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp. Thời lượng bắn pháo hoa không quá 15 phút.

Thời gian bắn là vào 21 giờ vào ngày giải phóng.

Vào Lễ hội Hoa Phượng đỏ người lao động có được nghỉ và hưởng lương không?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, Lễ hội Hoa Phượng đỏ không phải là ngày nghỉ lễ theo pháp luật lao động. Cho nên, người lao động không được nghỉ và hưởng lương vào ngày này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Ngọc Trâm
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào