Lệ phí bắt giữ tàu biển năm 2024 là bao nhiêu? Ai là người phải nộp lệ phí bắt giữ tàu biển?

Xin cho tôi hỏi: Hiện nay, lệ phí bắt giữ tàu biển đang là bao nhiêu tiền, đối tượng nào là người phải nộp lệ phí bắt giữ tàu biển? (Câu hỏi từ chị Khánh - Long An).

Lệ phí bắt giữ tàu biển năm 2024 là bao nhiêu? Ai là người phải nộp lệ phí bắt giữ tàu biển?

Căn cứ Mục B Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định lệ phí bắt giữ tàu biển như sau:

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 133 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nộp lệ phí bắt giữ tàu biển như sau:

Điều 133. Lệ phí bắt giữ tàu biển
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Lệ phí bắt giữ tàu biển được nộp cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại Điều 130 của Bộ luật này trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm Tòa án có yêu cầu nộp lệ phí.

Như vậy, lệ phí bắt giữ tàu biển năm 2024 đang là 8.000.000 đồng. Người nộp lệ phí bắt giữ tàu biển là người yêu cầu bắt giữ tàu biển. Ngoài ra, lệ phí phải được nộp cho Tòa án trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm Tòa án có yêu cầu nộp lệ phí.

Lệ phí bắt giữ tàu biển năm 2024 là bao nhiêu? Ai là người phải nộp lệ phí bắt giữ tàu biển?

Lệ phí bắt giữ tàu biển năm 2024 là bao nhiêu? Ai là người phải nộp lệ phí bắt giữ tàu biển? (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển?

Căn cứ Điều 130 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển như sau:

Điều 130. Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển.
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án được giao cho cảng vụ hai bản, một bản để thực hiện và một bản để cảng vụ giao cho thuyền trưởng tàu bị bắt giữ để thực hiện.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển bao gồm:

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải;

- Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển;

- Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Ai phải chịu trách nhiệm khi yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng?

Căn cứ Điều 131 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về người chịu trách nhiệm khi yêu cầu bắt giữ tàu biển như sau:

Điều 131. Trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng mà gây thiệt hại thì người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại.
2. Mọi thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng do các bên tự thỏa thuận giải quyết. Trong trường hợp không thỏa thuận được và có tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng với lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ mà gây thiệt hại thì Tòa án phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Như vậy, trong trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng thì người yêu cầu bắt giữ phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình và phải bồi thường thiệt hại nếu có gây thiệt hại.

Trong trường hợp Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng với lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ mà gây thiệt hại thì Tòa án cũng phải bồi thường theo quy định.

Trân trọng!

Vận tải đường biển
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vận tải đường biển
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí bắt giữ tàu biển năm 2024 là bao nhiêu? Ai là người phải nộp lệ phí bắt giữ tàu biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vận tải đường biển
Trần Thị Ngọc Huyền
704 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào