Hướng dẫn tra cứu giao dịch bảo đảm online năm 2024 chi tiết, đầy đủ?
Hướng dẫn tra cứu giao dịch bảo đảm online năm 2024 chi tiết, đầy đủ?
Hiện nay, khách hàng có thể tra cứu giao dịch bảo đảm online một cách nhanh chóng và tiện lợi thông qua Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Dưới đây là hướng dẫn tra cứu giao dịch bảo đảm online năm 2024 chi tiết, đầy đủ:
Bước 1: Truy cập Hệ thống đăng ký trực tuyến - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp theo đường link như sau:
https://dktructuyen.moj.gov.vn/
Bước 2: Chọn mục "Tra cứu thông tin": Trên thanh menu chính của trang web, nhấp vào mục "Tra cứu thông tin".
Bước 3: Lựa chọn phương thức tra cứu. Có hai phương thức tra cứu chính:
- Tra cứu theo mã số SDCSDL: Nhập mã số SDCSDL (mã số đăng ký giao dịch bảo đảm) vào ô tìm kiếm và nhấp vào nút "Tìm kiếm".
- Tra cứu theo thông tin bên bảo đảm: Chọn loại bên bảo đảm (bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, bên bảo đảm phụ), nhập thông tin cần thiết (tên, số CMND/CCCD, mã số thuế...) vào các ô tương ứng và nhấp vào nút "Tìm kiếm".
Bước 4: Xem kết quả tra cứu
Hệ thống sẽ hiển thị danh sách các giao dịch bảo đảm phù hợp với tiêu chí tìm kiếm của bạn. Mỗi giao dịch sẽ bao gồm các thông tin sau:
- Số đăng ký.
- Loại giao dịch.
- Ngày đăng ký.
- Bên bảo đảm.
- Bên nhận bảo đảm.
- Tài sản bảo đảm.
- Mức bảo đảm.
- Tình trạng giao dịch.
Bạn có thể xem chi tiết thông tin của từng giao dịch bằng cách nhấp vào mã số giao dịch.
Hướng dẫn tra cứu giao dịch bảo đảm online năm 2024 chi tiết, đầy đủ? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào phải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan.
- Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản.
- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận.
- Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với trường hợp đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu; đăng ký theo thỏa thuận hoặc đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm.
Đăng ký biện pháp bảo đảm đáp ứng nguyên tắc nào?
Theo quy định Điều 5 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, việc đăng ký biện pháp bảo đảm phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:
- Người yêu cầu đăng ký phải kê khai trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin kê khai.
- Cơ quan đăng ký phải thực hiện đúng thẩm quyền, nhiệm vụ, căn cứ, thủ tục và thời hạn; không làm phát sinh thủ tục khác với quy định của Nghị định 99/2022/NĐ-CP; không yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ nào hoặc không yêu cầu kê khai thêm bất cứ thông tin nào mà Nghị định này không quy định trong hồ sơ đăng ký; không yêu cầu sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Cơ quan đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp vi phạm nguyên tắc này.
- Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm như sau:
+ Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm;
+ Không phải chịu trách nhiệm về thực hiện đăng ký, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy theo nội dung bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, của người có thẩm quyền;
+ Không phải chịu trách nhiệm về việc đã đăng ký đối với tài sản bảo đảm là tài sản có tranh chấp hoặc tài sản thi hành án dân sự nhưng trước hoặc tại thời điểm ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu, cơ quan đăng ký không nhận được văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết thi hành án dân sự.
- Việc đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay, tàu biển phải đảm bảo nội dung được kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận, thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký, trừ trường hợp tài sản được quy định tại khoản 5 Điều này, khoản 1, khoản 3 Điều 36 và Điều 37 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
- Trường hợp đăng ký để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác hoặc đồng thời để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và của người khác thì bên bảo đảm phải là người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển hoặc là chủ sở hữu tài sản được dùng để bảo đảm, trừ trường hợp bảo lưu quyền sở hữu.
Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản này là do bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm tự chịu trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trường hợp sau đây cơ quan đăng ký thực hiện việc đăng ký trên cơ sở thông tin được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký. Người yêu cầu đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của thông tin được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký:
+ Tài sản hình thành trong tương lai;
+ Tài sản gắn liền với đất mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu;
+ Tài sản là cây hằng năm, công trình tạm; động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung hoặc trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm .
- Thông tin về biện pháp bảo đảm đã được đăng ký được cung cấp theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?