Chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam được phân làm mấy loại?
- Chỉ số chất lượng môi trường không khí Việt Nam là chỉ số gì?
- Chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam được phân làm mấy loại?
- Cách thức sử dụng số liệu để tính toán Chỉ số chất lượng không khí Việt Nam như thế nào?
- Khuyến nghị hoạt động cho những người bình thường trong các khoảng giá trị AQI như thế nào?
Chỉ số chất lượng môi trường không khí Việt Nam là chỉ số gì?
Tiểu mục 1.3 Mục 1 Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ban hành kèm theo Quyết định 1459/QĐ-TCMT năm 2019 quy định:
Chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (viết tắt là VN_AQI) là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí ở Việt Nam, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua một thang điểm.
Chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam được phân làm mấy loại?
Căn cứ Tiểu mục 1.4 Mục 1 Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ban hành kèm theo Quyết định 1459/QĐ-TCMT năm 2019 quy định về chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam (VN AQI) như sau:
1.4. Đánh giá chỉ số chất lượng không khí
Chỉ số chất lượng không khí được tính theo thang điểm (khoảng giá trị AQI) tương ứng với biểu tượng và các màu sắc để cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, cụ thể như sau:
Bảng 1: Khoảng giá trị AQI và đánh giá chất lượng không khí
Theo đó, chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam (VN AQI) được phân làm 06 loại, bao gồm màu xanh, vàng, cam, đỏ, tím, nâu.
0 - 50: Tốt-Xanh
51 - 100: Trung bình-Vàng
101 - 150: Kém-Da cam
151 - 200: Xấu-Đỏ
201 - 300: Rất xấu-Tím
301-500: Nguy hại-Nâu
Chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam được phân làm mấy loại? (Hình từ Internet)
Cách thức sử dụng số liệu để tính toán Chỉ số chất lượng không khí Việt Nam như thế nào?
Theo Tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ban hành kèm theo Quyết định 1459/QĐ-TCMT năm 2019 quy định:
2. Hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí
2.1. Yêu cầu đối với việc tính toán VN_AQI
a. Yêu cầu đối với số liệu sử dụng để tính toán VN_AQI
- Thiết bị quan trắc phải được kiểm soát chất lượng hệ thống và đo lường theo các quy định của pháp luật.
- Dữ liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu.
b. Cách thức sử dụng số liệu để tính toán VN_AQI
- VN_AQI được tính toán bao gồm AQI giờ và AQI ngày. Số liệu sử dụng để tính toán VN_AQI là giá trị quan trắc trung bình 1 giờ, trung bình 8 giờ và trung bình 24 giờ.
- VN_AQI được tính toán cho dữ liệu của từng trạm quan trắc không khí tự động liên tục đối với môi trường không khí xung quanh.
- Đối với mỗi trạm quan trắc, AQIx được tính toán cho từng thông số quan trắc, giá trị AQI cuối cùng là giá trị lớn nhất trong các giá trị AQIx của mỗi thông số.
- Các thông số được sử dụng để tính VN_AQI bao gồm: SO2, CO, NO2, O3, PM10, và PM2.5.
- Phương pháp tính toán VN_AQI yêu cầu bắt buộc phải có tối thiểu 01 trong 02 thông số PM10, PM2.5 trong công thức tính.
Theo đó, cách thức sử dụng số liệu để tính toán Chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) như sau:
- VN_AQI được tính toán bao gồm AQI giờ và AQI ngày. Số liệu sử dụng để tính toán VN_AQI là giá trị quan trắc trung bình 1 giờ, trung bình 8 giờ và trung bình 24 giờ.
- VN_AQI được tính toán cho dữ liệu của từng trạm quan trắc không khí tự động liên tục đối với môi trường không khí xung quanh.
- Đối với mỗi trạm quan trắc, AQIx được tính toán cho từng thông số quan trắc, giá trị AQI cuối cùng là giá trị lớn nhất trong các giá trị AQIx của mỗi thông số.
- Các thông số được sử dụng để tính VN_AQI bao gồm: SO2, CO, NO2, O3, PM10, và PM2.5.
- Phương pháp tính toán VN_AQI yêu cầu bắt buộc phải có tối thiểu 01 trong 02 thông số PM10, PM2.5 trong công thức tính.
Khuyến nghị hoạt động cho những người bình thường trong các khoảng giá trị AQI như thế nào?
Theo Mục 3 Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI) ban hành kèm theo Quyết định 1459/QĐ-TCMT năm 2019 quy định:
- 0 – 50 (Tốt): Tự do thực hiện các hoạt động ngoài trời
- 51 – 100 (Trung bình): Tự do thực hiện các hoạt động ngoài trời
- 101 – 150 (Kém): Những người thấy có triệu chứng đau mắt, ho hoặc đau họng… nên cân nhắc giảm các hoạt động ngoài trời. Đối với học sinh, có thể hoạt động bên ngoài, nhưng nên giảm bớt việc tập thể dục kéo dài.
- 151 – 200 (Xấu): Mọi người nên giảm các hoạt động mạnh khi ở ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài và nghỉ ngơi nhiều hơn trong nhà.
- 201 – 300 (Rất xấu): Mọi người hạn chế tối đa các hoạt động ngoài trời và chuyển tất cả các hoạt động vào trong nhà. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn.
- 301-500 (Nguy hại): Mọi người nên ở trong nhà, đóng cửa ra vào và cửa sổ. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Bảng lương của Quản lý dự án hàng hải hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?