Dàn ý bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 dành cho học sinh THCS? Định hướng đến năm 2030 của đề án phát triển văn hóa đọc cụ thể ra sao?
Dàn ý bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 dành cho học sinh THCS?
Ngày 22/3/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Công văn 1173/BVHTTDL-TV về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Câu hỏi: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?
Có thể tham khảo Dàn ý Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 dành cho học sinh THCS dưới đây:
Dàn ý Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê.
I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giá Lê Minh Khuê và nhân vật Phương Định Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn nữ nổi tiếng nhất của Việt Nam với kho tàng tác phẩm đồ sộ, đặc biệt ghi dấu ấn bởi những truyện ngắn mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại. Các tác phẩm của bà thường mang đến một bầu không khí tươi sáng, tràn đầy niềm tin và hy vọng, khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc tích cực và hướng đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Trong số các tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh Khuê, không thể không kể đến "Cao điểm mùa hạ", "Đoạn kết", "Một chiều xa thành phố", "Tôi đã không quên", "Bi kịch nhỏ", "Trong làn gió heo may", "Màu xanh man trá", "Những dòng sông", "Buổi chiều", "Cơn mưa", "Một mình qua đường", "Những ngôi sao xa xôi", "Trái đất", "Dòng", "Nhiệt đới gió mùa",... Mỗi tác phẩm đều mang một dấu ấn riêng biệt, thể hiện tài năng và sự sáng tạo của nhà văn. "Những ngôi sao xa xôi" - Tác phẩm tiêu biểu và nhân vật Trương Định đầy ấn tượng II. Thân bài: Phân tích về nhân vật Trương Định 1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi: - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt - Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong - Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kỳ chống Mỹ - Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời - Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước 2. Nhân vật Phương Định trong truyện: Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường a. Trước khi đi làm nhiệm vụ: - Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất - Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát - Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ b. Khi vào quân ngũ: - Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày - Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách - Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn - Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không c. Tình cảm của cô đối với đồng đội: - Cô yêu thương Nho - Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao - Còn chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo - Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa - Một người sống tình cảm III. Kết bài: Nhân vật Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi": Lối sống tích cực, trách nhiệm và khát vọng cống hiến - Một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước - Có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên - Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường - Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy) - Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết - Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục → Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ - Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh - Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình - Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời |
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Dàn ý bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc 2024 dành cho học sinh THCS? Định hướng đến năm 2030 của đề án phát triển văn hóa đọc cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác thư viện là gì?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Thư viện 2019 trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác thư viện như sau:
Điều 48. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện của Chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện;
...
Theo đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong công tác thư viện có trách nhiệm:
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển thư viện;
- Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong hoạt động thư viện; ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp thư viện;
- Chỉ đạo thực hiện liên thông thư viện; chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực thư viện, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động thư viện;
-Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thư viện;
- Xây dựng và hướng dẫn hoạt động phát triển văn hóa đọc;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thư viện theo thẩm quyền;
- Hợp tác quốc tế về thư viện.
Định hướng đến năm 2030 của đề án phát triển văn hóa đọc cụ thể ra sao?
Theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 329/QĐ-TTg năm 2017 có quy định về phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu như sau:
Theo đó, định hướng đến năm 2030 của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng là người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác.
Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện.
Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân bao gồm cả xuất bản phẩm in và điện tử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?