Thời điểm mở thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là khi nào?
- Thời điểm mở thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là khi nào?
- Quy trình đánh giá E-HSDT áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như thế nào?
- Hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gồm gì?
Thời điểm mở thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là khi nào?
Theo Điều 27 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT quy định thời điểm mở thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
Điều 27. Mở thầu đối với lựa chọn nhà thầu qua mạng
1. Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ:
Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.
2. Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ:
a) Bên mời thầu phải tiến hành mở E-HSĐXKT và công khai biên bản mở E-HSĐXKT trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu;
b) Sau khi có quyết định phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, bên mời thầu đăng tải danh sách này trên Hệ thống và đính kèm bản chụp (scan) văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trên Hệ thống. Sau khi đăng tải thành công, Hệ thống gửi thông báo đến các nhà thầu tham dự gói thầu;
c) Sau khi đăng tải danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, bên mời thầu mở E-HSĐXTC của các nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và công khai biên bản mở E-HSĐXTC trên Hệ thống.
Theo đó, thời điểm mở thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là trong thời hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu, Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Quy trình đánh giá E-HSDT áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 28 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT quy định quy trình đánh giá E-HSDT áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
(1) Quy trình 01 áp dụng cho tất cả các gói thầu, gồm: đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT; đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; đánh giá về kỹ thuật; đánh giá về tài chính.
Đối với gói thầu mua sắm tập trung cần lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, việc đánh giá về bảo đảm dự thầu, doanh thu bình quân hằng năm, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất được thực hiện tại bước đánh giá về tài chính.
(2) Quy trình 02 áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, sử dụng phương pháp “giá thấp nhất” và các E-HSDT đều không có bất kỳ ưu đãi nào.
Căn cứ vào biên bản mở thầu, Hệ thống tự động xếp hạng nhà thầu theo giá dự thầu thấp nhất (không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu trong trường hợp này). Trường hợp có từ 02 nhà thầu trở lên cùng xếp thứ nhất thì không đánh giá theo quy trình 02 mà phải đánh giá theo quy trình 01;
Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;
Đánh giá về kỹ thuật của nhà thầu xếp hạng thứ nhất.
Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì đánh giá đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo.
Thời điểm mở thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với gói thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là khi nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gồm gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 21 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Có đơn dự thầu hợp lệ, được đại diện hợp pháp của nhà đầu tư ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà đầu tư liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
- Giá trị ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ; không đề xuất giá trị khác nhau về hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Có bảo đảm dự thầu hợp lệ;
- Nhà đầu tư không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà đầu tư độc lập hoặc thành viên trong liên danh;
- Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
- Nhà đầu tư bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?