Phân biệt tội giết người và tội vô ý làm chết người theo pháp luật Hình sự?

Cho tôi hỏi tội giết người và tội vô ý làm chết người theo pháp luật Hình sự khác nhau như thế nào? Câu hỏi từ anh Quyết Thắng đến từ TP Hồ Chí Minh.

Phân biệt tội giết người và tội vô ý làm chết người theo pháp luật Hình sự?

Tội giết người và tội vô ý làm chết người là hai tội độc lập được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 có những điểm khác nhau như sau:


Tội giết người

Tội vô ý làm chết người

Hành vi

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

Vô ý làm chết người là hành vi của một người vô tình làm cho người khác bị chết.

Khách thể

Tội giết người xâm phạm quyền cơ bản của con người (quyền sống).

Tội vô ý làm chết người xâm phạm đến quyền sống của con người, khách thể trực tiếp của tội này là quyền sống hay còn gọi là quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng của con người.

Khách quan

Tội giết người: Hậu quả của tội giết người là làm cho nạn nhân chết.

Hậu quả nghiêm trọng về tính mạng của nạn nhân, ảnh hưởng đến gia đình và người thân.

Hành vi khách quan của tội này là hành vi vi phạm các quy tắc bảo đảm an toàn tính mạng con người, qua đó gây hậu quả chết người.

Các quy tắc bảo đảm an toàn tính mạng con người có thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy định, cũng có thể chỉ là những quy tắc xử sự trong xã hội thông thường mà mọi người đều biết và thừa nhận.

Chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) với mục đích tước đoạt mạng sống của người khác

Người phạm tội không có ý thức và mục đích tước đoạt tính mạng của người khác.

Có thể xảy ra hai trường hợp:

Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội nhìn thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không nhìn thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người mặc dù phải nhìn thấy trước và có thể nhìn thấy trước hậu quả đó.

Hình phạt

Người phạm tội giết người thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Người phạm tội không thuộc trường hợp sau thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Giết 02 người trở lên

- Giết người dưới 16 tuổi

- Giết phụ nữ mà biết là có thai

- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân

- Thực hiện tội phạm một cách man rợ

- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp

- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người

- Thuê giết người hoặc giết người thuê

- Có tính chất côn đồ

- Có tổ chức

- Tái phạm nguy hiểm

- Vì động cơ đê hèn

Người chuẩn bị phạm tội giết người thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

(Quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015)

Người nào vô ý làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vô ý làm chết người.

Người phạm tội vô ý làm chết người bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp người vô ý làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

(Quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015)

Ví dụ

Giết người để cướp tài sản

Người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết

Như vậy, tội giết người và tội vô ý là chết người là những tội xâm phạm tính mạng khác khác. Việc phân biệt hai tội danh này là cần thiết để áp dụng hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội.

Phân biệt tội giết người và tội vô ý làm chết người theo pháp luật Hình sự?

Phân biệt tội giết người và tội vô ý làm chết người theo pháp luật Hình sự? (Hình từ Internet)

Người có hành vi che giấu người phạm tội vô ý làm chết người thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội che giấu tội phạm:

Điều 389. Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;
b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;
c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
...
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy, người nào không hứa hẹn trước mà che giấu người phạm tội vô ý làm chết người thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội giết người thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Theo đó, người phạm tội giết người thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải thì được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Ngày 28/03/2024, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 51 và Điều 52 của Bộ luật Hình sự lấy ý kiến về tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Trong đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể về tình tiết "Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải" được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra.

Tuy nhiên, Tình tiết “thành khẩn khai báo”, “ăn năn hối cải” không phải là hai tình tiết độc lập. Do đó, nếu người phạm tội “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” thì chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trường hợp người phạm tội giết người sau khi bị bắt có hành vi quanh co chối tội hoặc khai báo không đúng sự thật mà sau khi cơ quan tiến hàng tố tụng chứng minh hành vi phạm tội thì người phạm tội mới nhận sự việc phạm tội thì không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội giết người
Phan Vũ Hiền Mai
10,109 lượt xem
Tội giết người
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội giết người
Hỏi đáp Pháp luật
Giết người bằng chất độc xyanua đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 125 Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội giết người và tội vô ý làm chết người theo pháp luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội giết người theo Bộ luật Hình sự 2015?
Hỏi đáp pháp luật
Tội giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt đối với tội giết người theo quy định mới nhất năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi giết người do bị nạn nhân đe doạ giết cả gia đình hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội đồng phạm giết người bị xử phạt bao nhiêu năm tù? Đồng phạm giết người được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải người phạm tội giết người chỉ được xem là có tội khi bản án tòa án tuyên đã có hiệu lực?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án có quyền xét xử bị cáo theo tội giết người khi Viện kiểm sát đã truy tố bị cáo tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội giết người có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào