Có phải lập biên bản kiểm tra thuế khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không?
Có phải lập biên bản kiểm tra thuế khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Tiểu mục 2 Mục 3 Phần 2 Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 quy định như sau:
c. Lập biên bản kiểm tra thuế.
Biên bản kiểm tra thuế được lập theo mẫu số 10/QTKT ban hành kèm theo quy trình này. Căn cứ để lập biên bản kiểm tra là số liệu và tình hình được phản ánh trong biên bản kiểm tra từng phần việc mà trưởng đoàn kiểm tra đã giao cho từng thành viên trong đoàn thực hiện. Kết quả kiểm tra tại biên bản kiểm tra phải được thống nhất trong đoàn kiểm tra trước khi công bố công khai với người nộp thuế. Nếu kết quả tại biên bản kiểm tra không thống nhất với số liệu và tình hình của biên bản xác nhận số liệu của thành viên đoàn kiểm tra thì Trưởng đoàn kiểm tra có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung biên bản kiểm tra. Trong trường hợp này, thành viên trong đoàn kiểm tra có quyền bảo lưu số liệu theo biên bản từng phần việc được giao.
...
Biên bản kiểm tra phải được lập tối thiểu là 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau:
- 01 bản người nộp thuế giữ.
- 01 bản Trưởng đoàn kiểm tra giữ.
- 01 bản gửi cho bộ phận kê khai và kế toán thuế.
- 01 bản lưu tại bộ phận thực hiện kiểm tra thuế.
Trường hợp cơ quan thuế hoặc bộ phận thực hiện kiểm tra thuế không trực tiếp quản lý người nộp thuế thực hiện kiểm tra thì gửi 01 bản cho cơ quan thuế hoặc bộ phận trực tiếp quản lý người nộp thuế.
Biên bản kiểm tra thuế là căn cứ để ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Kết luận kiểm tra và các Quyết định hành chính về quản lý thuế.
Theo quy định này, Trưởng đoàn kiểm tra bắt buộc phải lập biên bản kiểm tra thuế khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế để làm căn cứ để ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Kết luận kiểm tra và các Quyết định hành chính về quản lý thuế.
Tải về mẫu biên bản kiểm tra thuế theo mẫu số 10/QTKT ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023:
Có phải lập biên bản kiểm tra thuế khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế không? (Hình từ Internet)
Cơ quan thuế kiểm tra đột xuất không phải lập kế hoạch tại trụ sở người nộp thuế khi nào?
Căn cứ theo khoản 1.3 Tiểu mục 1 Mục 3 Phần 2 Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023:
III. KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
...
1.3. Các trường hợp kiểm tra đột xuất không phải lập kế hoạch.
- Kiểm tra người nộp thuế theo đơn tố cáo;
- Kiểm tra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên;
- Kiểm tra theo đề nghị của người nộp thuế (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý);
- Kiểm tra trước hoàn thuế;
- Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế;
- Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.
Theo đó, cơ quan thuế kiểm tra đột xuất không phải lập kế hoạch tại trụ sở người nộp thuế khi thuộc các trường hợp dưới đây:
- Kiểm tra người nộp thuế theo đơn tố cáo.
- Kiểm tra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.
- Kiểm tra theo đề nghị của người nộp thuế (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý).
- Kiểm tra trước hoàn thuế.
- Kiểm tra theo đề xuất sau khi kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
- Các trường hợp kiểm tra đột xuất khác.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế?
Căn cứ theo khoản 1.6 Tiểu mục 1 Mục 3 Phần 2 Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 quy định như sau:
III. KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
...
1.6. Phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
- Việc phê duyệt kế hoạch, chuyên đề được thực hiện bằng văn bản hoặc phê duyệt trên các ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch.
- Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch:
+ Chi cục Thuế lập và gửi Cục Thuế xem xét phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hàng năm.
+ Cục Thuế lập và gửi Tổng cục Thuế xem xét phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hàng năm.
+ Tổng cục Thuế lập và tự phê duyệt kế hoạch kiểm tra, gửi báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính kế hoạch đã được phê duyệt.
+ Đối với chuyên đề xây dựng trong năm do phát sinh theo yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan thuế, Thủ trưởng cơ quan thuế cùng cấp phê duyệt chuyên đề và báo cáo cơ quan cấp trên chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Thủ trưởng cơ quan thuế phê duyệt chuyên đề.
Như vậy, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế được xác định như sau:
+ Cục Thuế: xem xét phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hàng năm của Chi cục Thuế.
+ Tổng cục Thuế: xem xét phê duyệt kế hoạch, chuyên đề kiểm tra hàng năm của Cục Thuế.
+ Tổng cục Thuế: lập và tự phê duyệt kế hoạch kiểm tra và gửi báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính kế hoạch đã được phê duyệt.
+ Thủ trưởng cơ quan thuế cùng cấp: phê duyệt chuyên đề và báo cáo cơ quan cấp trên đối với chuyên đề xây dựng trong năm do phát sinh theo yêu cầu quản lý của Thủ trưởng cơ quan thuế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?