Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp nào?

Xin hỏi Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp nào vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5? Phụ cấp trực 24/24 của bác sĩ là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Thịnh - Hải Dương

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp nào?

Ngày 22/4/2024, Bộ Y tế có Công văn 2045/BYT-KCB năm 2024 gửi các đơn vị trực thuộc về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 năm 2024.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp trong dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 bao gồm: trực lãnh đạo, trực chuyên môn, trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ.

Ngoài ra, Bộ Y tế còn yêu cầu các đơn các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các công việc sau:

- Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu. Nếu trái tuyến, trái chuyên khoa cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.

- Phân công thường trực cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng và khẩn trương ứng phó trong trường hợp cấp cứu tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông nghiêm trọng, thảm họa tập trung đông người... nếu có tại địa phương.

- Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đuối nước, giẫm đạp... cảnh báo tai nạn tại các địa điểm tập trung đông khách du lịch.

- Thường trực báo cáo:

+ Đảm bảo thường trực Đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp, chi viện, ứng cứu trong trường hợp cần thiết.

Trường hợp có diễn biến đặc biệt như cấp cứu thảm họa, tai nạn hàng loạt, ngộ độc thực phẩm và các trường hợp đặc biệt khác, đề nghị đơn vị báo cáo khẩn về cơ quan quản lý trực tiếp qua đường dây nóng, đồng thời báo cáo nhanh bằng văn bản về tình hình diễn biến đặc biệt để kịp thời giải quyết.

+ Cơ sở khám chữa bệnh báo cáo trực tuyến số liệu từng ngày về tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu Tai nạn giao thông trên trang cdc.kcb.vn.

Yêu cầu tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có giường bệnh thực hiện, trường hợp không có dữ liệu khám chữa bệnh phát sinh vẫn phải gửi báo cáo.

+ Cơ quan quản lý chuyên môn (Sở Y tế, Y tế bộ ngành) báo cáo tổng hợp cả kỳ nghỉ vào 8 giờ sáng ngày 02/05/2024 trên trang báo cáo trực tuyến cdc.kcb.vn (sử dụng tài khoản báo cáo trực Tết 2024).

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp nào?

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp nào? (Hình từ Internet)

Phụ cấp trực 24/24 của bác sĩ trong cơ sở y tế công lập làm ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định như sau:

Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực
...
3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:
a) Chế độ phụ cấp thường trực:
- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:
+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.
+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.
+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.
+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.
- Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;
- Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.
Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;
c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
- Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;
- Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
....

Theo đó, phụ cấp trực của bác sĩ, nhân viên y tế trong cơ sở y tế công lập làm ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 năm 2024 như sau:

- Mức phụ cấp thường trực:

+ 207.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt.

+ 162.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 2.

+ 117.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.

+ 45.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

- Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

Chế độ phụ cấp chống dịch của bác sĩ trong cơ sở y tế công lập làm ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp chống dịch của bác sĩ, nhân viên y tế trong cơ sở y tế công lập làm ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 như sau:

Điều 3. Chế độ phụ cấp chống dịch
1. Chế độ phụ cấp chống dịch:
a) Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi chung là tham gia chống dịch) được hưởng phụ cấp chống dịch theo mức sau đây:
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: 150.000 đồng/ngày/người;
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 100.000 đồng/ngày/người;
- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: 75.000 đồng/ngày/người;
Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên. Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.
...

Theo đó, chế độ phụ cấp chống dịch của bác sĩ, nhân viên y tế trong cơ sở y tế công lập làm ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5:

- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: 270.000 đồng/ngày/người;

- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 180.000 đồng/ngày/người;

- Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: 135.000 đồng/ngày/người;

Trân trọng!

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách cơ sở khám chữa bệnh ban đầu quý 3 năm 2024 tại TP Hồ Chí Minh?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian thực hành khám chữa bệnh đối với bác sĩ da liễu là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian ủ bệnh bạch hầu là mấy ngày? Biến chứng bệnh bạch hầu ác tính là biến chứng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh bạch hầu được phân loại như thế nào? Người bị nghi là bệnh bạch hầu cần phải làm gì để phòng chống bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu? Bệnh bạch hầu có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu theo quy định của Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh chữa bệnh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người hành nghề khám bệnh chữa bệnh lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm thân thể người bệnh thì bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám chữa bệnh nhân đạo theo đợt không vì mục đích lợi nhuận phải bố trí bao nhiêu bác sĩ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Tạ Thị Thanh Thảo
432 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào