Hệ thống KRX là gì? Hệ thống KRX khi nào ra mắt tại Việt Nam?
Hệ thống KRX là gì? Hệ thống KRX khi nào ra mắt?
Hệ thống KRX là hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) quản lý và điều hành giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, được Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) ký kết hợp đồng với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) vào năm 2012 nhằm mục đích nâng cấp công nghệ, cơ sở hạ tầng của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Hệ thống KRX được chính thức đưa vào vận hành từ ngày 02/05/2024. Tuy nhiên, vừa qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) vừa có công văn hỏa tốc gửi các Sở giao dịch và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) trả lời về tờ trình chấp thuận vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX. Theo đó, UBCK chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HOSE đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành chính chính thức vào ngày 2/5/2024. Cho nên vẫn chưa có thông tin thời gian ra mắt cụ thể về hệ thống KRX
Theo đó, Hệ thống KRX đưa vào sử dụng sắp tới được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian thanh toán một cách đáng kể, từ T+2.5 ở hệ thống hiện tại về T+0, cho phép nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu liên tục ngay trong ngày trên TTCK cơ sở – giống như trên TTCK phái sinh.
Ngoài ra, hệ thống KRX còn tạo nền móng để triển khai thêm các sản phẩm hợp đồng quyền chọn, thúc đẩy giao dịch thuật toán được lập trình sẵn, như: lướt sóng siêu ngắn (Scalping), giao dịch theo cặp (Pair trading), giao dịch lưới (grid)…
Vừa rồi là câu trả lời cho câu hỏi: "Hệ thống KRX là gì? Hệ thống KRX khi nào ra mắt?"
Hệ thống KRX là gì? Hệ thống KRX khi nào ra mắt tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Thanh toán chứng khoán thông qua phương thức nào? Thời gian thực hiện thanh toán ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-HĐTV năm 2023, việc thanh toán chứng khoán (gồm trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm) được thực hiện thông qua kết quả bù trừ đa phương căn cứ vào kết quả giao dịch do SGDCK cung cấp.
*Lưu ý: Việc thanh toán theo từng giao dịch chỉ áp dụng đối với các giao dịch bị lùi thời hạn thanh toán.
Mặt khác, việc thanh toán giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao chứng khoán đồng thời với thanh toán tiền (DVP) tại ngày thanh toán.
- Ngày thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1).
- Ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm là ngày làm việc thứ hai liền kề sau ngày giao dịch (T+2).
Cơ chế hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch chứng khoán được quy định như thế nào?
Theo quy định Điều 12 Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-HĐTV năm 2023, cơ chế hỗ trợ tiền thanh toán giao dịch chứng khoán bao gồm các nội dung như sau:
[1] Nguyên tắc xác định Thành viên tạm thời mất khả năng thanh toán tiền:
- Thời điểm chốt số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của Thành viên tại Ngân hàng thanh toán để xác định khả năng thanh toán là 10h00 ngày thanh toán đối với các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp và các giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm.
- Sau thời điểm nêu trên, các Thành viên không đủ số dư để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các giao dịch chứng khoán liên quan được coi là tạm thời mất khả năng thanh toán tiền và VSDC sẽ tự động thực hiện việc khắc phục tình trạng thiếu tiền theo cơ chế và thủ tục hỗ trợ tiền.
[2] Cơ chế hỗ trợ tiền cho Thành viên được áp dụng trong trường hợp Thành viên tạm thời mất khả năng thanh toán tiền giao dịch chứng khoán:
- Sử dụng tiền vay từ Quỹ hỗ trợ thanh toán: Thành viên mất khả năng thanh toán được nhận mức hỗ trợ tối đa là 25 tỷ đồng/thành viên trong các trường hợp sau:
- Trường hợp có 01 Thành viên mất khả năng thanh toán tiền giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm và trái phiếu doanh nghiệp với tổng số tiền thiếu hụt từ 25 tỷ đồng trở xuống;
- Trường hợp có từ 02 Thành viên trở lên đồng thời mất khả năng thanh toán tiền giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm và trái phiếu doanh nghiệp trong cùng ngày thanh toán với tổng số tiền thiếu hụt từ 30 tỷ đồng trở xuống.
*Cơ chế sử dụng tiền vay từ Ngân hàng thanh toán:
- Trường hợp có 01 Thành viên mất khả năng thanh toán tiền giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm và trái phiếu doanh nghiệp với tổng số tiền thiếu hụt vượt quá 25 tỷ đồng;
- Trường hợp có từ 02 Thành viên trở lên đồng thời mất khả năng thanh toán tiền giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm và trái phiếu doanh nghiệp trong cùng ngày thanh toán với tổng số tiền thiếu hụt vượt quá 30 tỷ đồng.
- Các giao dịch chứng khoán bị thiếu tiền thanh toán sau khi đã áp dụng cơ chế hỗ trợ mà không thể khắc phục được sẽ bị lùi thời hạn thanh toán theo quy định tại Điều 17 Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-HĐTV năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?