Mẫu đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2024?
Mẫu đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2024?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Thông tư 12/2018/TT-BTP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 10/2023/TT-BTP, mẫu đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 04-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BTP.
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu số 04-TP-TGPL):
Tải về mẫu đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu số 04-TP-TGPL): Tại đây
Mẫu đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2024? (Hình từ Internet)
Việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý xảy ra trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Điều 8. Quyền của người được trợ giúp pháp lý
...
5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Điều 25. Các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý
...
3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Vì vậy, việc thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý xảy ra khi thuộc các trường hợp dưới đây:
(1) Theo yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý: khi người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
(2) Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý:
Khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, ngoại trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.
- Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật.
- Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.
(3) Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý:
Khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự.
- Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
b) Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;
c) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;
d) Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
đ) Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
e) Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;
g) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;
h) Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;
d) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
3. Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, người thực hiện trợ giúp pháp lý có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật.
- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp theo quy định.
- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?