Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý mới nhất năm 2024?
Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý mới nhất năm 2024?
Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý mới nhất năm 2024 được áp dụng theo Mẫu TP-TGPL-01 ban hành kèm theo Thông tư 08/2017/TT-BTP.
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý mới nhất năm 2024:
Tải về mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý mới nhất năm 2024:
Mẫu đơn đề nghị tham gia trợ giúp pháp lý mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 15 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Điều 15. Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của mình được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
a) Tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này;
b) Tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này và có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức.
...
Căn cứ theo điểm a, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Điều 14. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
...
2. Căn cứ yêu cầu trợ giúp pháp lý và thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tổ chức có nguyện vọng và có đủ điều kiện sau đây:
a) Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
b) Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;
c) Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;
d) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.
...
Theo đó, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
- Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.
- Có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức.
Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
Điều 16. Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này;
b) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Khi chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện.
Như vậy, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bị chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau:
- Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
- Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
- Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, ngoại trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan.
- Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Chấm dứt hoạt động theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?