Tập quán pháp là gì? Khi nào thì được áp dụng tập quán pháp?

Cho tôi hỏi: Tập quán pháp là gì, hiện nay trong các trường hợp nào thì tập quán pháp sẽ được áp dụng trong thực tế? (Câu hỏi từ anh Long - Bình Dương).

Tập quán pháp là gì? Khi nào thì được áp dụng tập quán pháp?

Căn cứ Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tập quán pháp như sau:

Điều 5. Áp dụng tập quán
1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Theo đó, tập quán pháp được hiểu là tập quán được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Tập quán được xem là tập quán pháp phải là các quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Việc áp dụng tập quán pháp chỉ được thực hiện trong các trường hợp mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không quy định điều chỉnh hoặc có quy định về việc áp dụng tập quán. Tuy nhiên tập quán pháp được áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Tập quán pháp là gì? Khi nào thì được áp dụng tập quán pháp?

Tập quán pháp là gì? Khi nào thì được áp dụng tập quán pháp? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào thì họ của con sinh ra được xác định theo tập quán pháp?

Căn cứ khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt họ cho con sinh ra như sau:

Điều 26. Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
...

Như vậy, khi con sinh ra mà cha mẹ đẻ không có thỏa thuận xác định họ của con thì họ của con sinh ra có thể được xác định theo tập quán.

Trường hợp nào thì dân tộc của con sinh ra được xác định theo tập quán pháp?

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác định dân tộc của con sinh ra như sau:

Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc
1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
...

Như vậy, trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau mà không có thỏa thuận về việc xác định dân tộc của con thì dân tộc của con sinh ra được xác định theo tập quán. Trong trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Ngọc Huyền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào