Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính mới nhất năm 2024 và hướng dẫn cách viết đơn?
- Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính?
- Bản án hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp nào?
Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính mới nhất năm 2024?
Người đề nghị xem xét bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải tiến hành nộp đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm kèm theo bản án hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu, chứng cứ nếu có để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ.
Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính được lập theo Mẫu số 48-HC tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
Tải về Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính mới nhất năm 2024 tại đây.
Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính mới nhất năm 2024 và hướng dẫn cách viết đơn? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính?
Người đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm có thể tham khảo hướng dẫn cách viết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án hành chính sau đây:
- Mục (1) và mục (6): Nếu là bản án hành chính sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”.
- Mục (2): Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
+ Xem xét bản án của Tòa án nhân dân cấp cao và các Tòa án khác ngoại trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: ghi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Xem xét bản án của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ: Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
Ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Mục (3): Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân làm đơn. Nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó.
Ví dụ: Công ty A do ông Nguyễn Văn B - Tổng giám đốc làm đại diện.
- Mục (4): Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú. Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
- Mục (5): Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn.
Ví dụ: là người khởi kiện.
- Mục (7): Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Mục (8): Ghi yêu cầu của người đề nghị
Ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm huỷ Bản án hành chính phúc thẩm số ...... ngày ..... của Tòa án nhân dân tỉnh ..... để xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.
- Mục (9): Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.
Ví dụ: Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:
1. Bản sao Bản án số.................. ngày..... tháng..... năm..... của Tòa án nhân dân..............................................................................................
2. Bản sao CMND/CCCD...;
3. Quyết định số.../QĐ-UBND ngày...
...
- Mục (10): Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn. Người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào đơn.
Bản án hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 255 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về trường hợp bản án hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Theo đó, bản án hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có có một trong các căn cứ sau:
- Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?