Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật vào thời điểm nào?
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Khiếu nại 2011 quy định về thời điểm có hiệu lực pháp luật của quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Điều 44. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Như vậy, thời điểm có hiệu lực pháp luật đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu từ sau 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định mà không nhận được khiếu nại lần 2, hoặc sau không quá 45 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.
Đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 thì sẽ có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày kể từ ngày ban hành hoặc không quá 45 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nghị định 124/2020/NĐ-CP quy định về công khai quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Điều 29. Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại
...
3. Công khai quyết định giải quyết khiếu nại:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác
Thành phần tham dự gồm: người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện thực hiện việc khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước 03 ngày.
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại. Thời gian niêm yết quyết định giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
c) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
Việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử thì phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Số lần thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo in ít nhất 02 số phát hành liên tục. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên cổng thông tin điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày liên tục.
Như vậy, việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại được thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau:
- Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
- Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại ít nhất là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng với một trong các phương tiện gồm báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử.
Mẫu quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mới nhất năm 2024?
Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại có đầy đủ các nội dung bao gồm:
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
- Kết quả đối thoại (nếu có);
- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
- Kết luận nội dung khiếu nại;
- Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
- Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
- Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP.
Tải về Mẫu quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mới nhất năm 2024 tại đây.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?