Thời hạn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân là bao lâu?
Thời hạn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 5. Thời hạn hoạt động
Thời hạn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân tối đa là 50 năm. Thời hạn hoạt động cụ thể do Ban trù bị thành lập quỹ tín dụng nhân dân đề nghị và được ghi trong Giấy phép.
Theo đó, thời hạn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân tối đa là 50 năm.
Chi tiết thời hạn hoạt động sẽ do Ban trù bị thành lập quỹ tín dụng nhân dân đề nghị và được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động quỹ tín dụng nhân dân.
Thời hạn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân là bao lâu? (Hình từ Internet)
Điều kiện khai trương hoạt động đối với quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN, khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2017/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 15. Khai trương hoạt động
...
4. Điều kiện khai trương hoạt động:
Quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép chỉ được khai trương hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; có đủ vốn điều lệ được gửi vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động, vốn điều lệ được chấm dứt phong tỏa khi quỹ tín dụng nhân dân đã khai trương hoạt động;
b) Có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động;
c) Đã công bố thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động;
đ) Có các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân.
...
Như vậy, điều kiện khai trương hoạt động đối với quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép là:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
- Có đủ vốn điều lệ được gửi vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động, vốn điều lệ được chấm dứt phong tỏa khi quỹ tín dụng nhân dân đã khai trương hoạt động.
- Có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động.
- Đã công bố thông tin theo quy định.
- Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động.
- Có các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân.
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân là công chức có được không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2017/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 31. Điều kiện để trở thành thành viên
1. Đối với cá nhân:
a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là cán bộ, công chức, viên chức không được giữ các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc; Kế toán trưởng và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ khác trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 Điều 20 Thông tư này;
c) Không thuộc các đối tượng sau đây:
(i) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành bản án, quyết định về hình sự của tòa án; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích;
(ii) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
(iii) Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
d) Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
2. Đối với hộ gia đình:
a) Là hộ gia đình có các thành viên đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình;
b) Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, thành viên quỹ tín dụng nhân dân có thể là công chức nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
- Không được giữ các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc; Kế toán trưởng và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ khác, ngoại trừ trường hợp tại điểm e khoản 2 Điều 20 Thông tư 04/2015/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN.
- Không làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?