Công trình giao thông gồm có những công trình nào? Việc quản lý, bảo trì đường bộ đưa vào khai thác có những nội dung nào?

Dạ cho hỏi: Công trình giao thông bao gồm những công trình nào vậy? Việc quản lý, bảo trì đường bộ đưa vào khai thác có nội dung nào? Câu hỏi của chị Tâm đến từ Quảng Nam.

Công trình giao thông gồm có những công trình nào?

Căn cứ theo Mục 4 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP, công trình giao thông (hay còn gọi là công trình phục vụ giao thông vận tải) gồm có những công trình dưới đây:

(1) Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc; đường ô tô; đường trong đô thị; đường nông thôn.

(2) Bến phà, bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ.

(3) Công trình đường sắt:

+ Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương.

+ Ga hành khách, ga hàng hóa; ga deport; các kết cấu rào chắn, biển báo phục vụ giao thông.

Chú thích: Công trình sản xuất, đóng mới phương tiện đường sắt (đầu máy, toa tàu) thuộc loại công trình phục vụ sản xuất công nghiệp theo Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP.

(4) Công trình cầu: Cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo dân sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dân sinh.

(5) Công trình hầm: Hầm tàu điện ngầm, hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ.

(6) Công trình đường thủy nội địa, hàng hải:

+ Công trình đường thủy nội địa:

++ Cảng, bến thủy nội địa.

++ Bến phà, âu tàu.

++ Công trình sửa chữa phương tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...).

++ Luồng đường thủy (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đào).

++ Các khu vực neo đậu.

++ Công trình chỉnh trị (hướng dòng/bảo vệ bờ).

+ Công trình hàng hải:

++ Bến, cảng biển.

++ Bến phà, âu tàu.

++ Công trình sửa chữa tàu biển (bến, ụ, triền, đà, sàn nâng,...).

++ Luồng hàng hải.

++ Các khu vực, các công trình neo đậu.

++ Công trình chỉnh trị (đê chắn sóng/chắn cát, kè hướng dòng/bảo vệ bờ).

+ Các công trình đường thủy nội địa, hàng hải khác:

++ Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển.

++ Đèn biển, đăng tiêu.

++ Công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ.

++ Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS) và các công trình hàng hải khác.

(7) Công trình hàng không: Khu bay (bao gồm cả các công trình đảm bảo bay); nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu kỹ thuật máy bay (hangar), kho hàng hóa,...

(8) Tuyến cáp treo và nhà ga để vận chuyển người và hàng hóa.

(9) Cảng cạn.

(10) Các công trình khác như: trạm cân, cống, bể, hào, hầm, tuy nen kỹ thuật và kết cấu khác phục vụ giao thông vận tải.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/19042024/cong-trinh-giao-thong.jpg

Công trình giao thông gồm có những công trình nào? Việc quản lý, bảo trì đường bộ đưa vào khai thác có những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Việc quản lý, bảo trì đường bộ đưa vào khai thác có những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 48 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 48. Quản lý, bảo trì đường bộ
1. Bảo trì đường bộ là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác.
2. Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:
a) Theo dõi tình trạng công trình đường bộ; tổ chức giao thông; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
b) Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
3. Trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
c) Đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do chủ đầu tư tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì đường bộ.

Theo đó, việc quản lý, bảo trì đường bộ đưa vào khai thác có những nội dung dưới đây:

- Theo dõi tình trạng công trình đường bộ.

- Tổ chức giao thông.

- Kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới?

Căn cứ theo điểm a khoản 8 Điều 11 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Quy định chung về thẩm định an toàn giao thông
...
7. Chi phí thẩm tra, lệ phí thẩm định an toàn giao thông được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo; được sử dụng trong nguồn tài chính dành cho quản lý, bảo trì đường bộ đối với công trình đường bộ đang khai thác.
8. Chi phí thẩm tra, lệ phí thẩm định an toàn giao thông
a) Bộ Giao thông vận tải quy định chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;
b) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác;
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về lệ phí thẩm định an toàn giao thông.
...

Theo quy định này, thẩm quyền quyết định chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới sẽ thuộc về Bộ Giao thông vận tải.

Trân trọng!

Công trình giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công trình giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Công trình giao thông gồm có những công trình nào? Việc quản lý, bảo trì đường bộ đưa vào khai thác có những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình giao thông
Nguyễn Thị Kim Linh
270 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công trình giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào