Khi nào được giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Thẩm quyền của trọng tài thương mại là gì?
Khi nào được giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại?
Tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:
Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại sẽ được thực hiện khi các bên có thỏa thuận trọng tài được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Khi nào được giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại? Thẩm quyền của trọng tài thương mại là gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền của trọng tài thương mại là gì?
Tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại là:
- Giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Giải quyết tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Trường hợp nào thỏa thuận trọng tài thương mại bị vô hiệu?
Tại Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu như sau:
Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Như vậy, thỏa thuận trọng tài thương mại bị vô hiệu khi thuộc 06 trường hợp dưới đây:
(1) Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài gồm:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
-Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
(2) Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
(3) Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự.
(4) Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định là phải được xác lập dưới dạng văn bản hoặc xác lập dưới dạng sau:
- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
(5) Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
(6) Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?