Tập thể nào được xét tặng Bằng khen chuyên đề Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?

Cho tôi hỏi: Đối tượng tập thể nào được xét tặng Bằng khen chuyên đề Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động? Câu hỏi từ anh Quân - Huế

Tập thể nào được xét tặng Bằng khen chuyên đề Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?

Tại tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn 168/HD-TLĐ 2015 quy định tiêu chuẩn bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như sau:

2. Bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” của Tổng Liên đoàn xét tặng hàng năm cho Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
2.1. Đối với Công đoàn cơ sở
- Là đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”; Đạt công đoàn cơ sở vững mạnh;
- Không có tai nạn lao động chết người, sự cố kỹ thuật, cháy nổ nghiêm trọng xảy ra trong năm đề nghị khen thưởng;
- Đã được tặng Cờ hoặc Bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công đoàn ngành trung ương của năm trước liền kề;
- Có số điểm đạt từ 91 điểm trở lên theo Bản chấm điểm thi đua phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” giành cho đơn vị cơ sở.
- Riêng đối với công đoàn cơ sở cơ quan hành chính thay Bản chấm điểm bằng Báo cáo thành tích, có xác nhận của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Công đoàn ngành trung ương nơi cơ quan đó đóng trụ sở hoặc sinh hoạt Công đoàn.
2.2. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
...

Như vậy, tập thể được xét tặng Bằng khen chuyên đề “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động gồm:

- Công đoàn cơ sở.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

Tập thể nào được xét tặng Bằng khen chuyên đề Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?

Tập thể nào được xét tặng Bằng khen chuyên đề Xanh-Sạch-Đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động? (Hình từ Internet)

Những việc phải làm của ban an toàn, vệ sinh lao động gồm những việc gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 72 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về những việc phải làm của Ban an toàn, vệ sinh lao động gồm những việc sau đây:

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp người sử dụng lao động tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy, nổ;

- Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

- Quản lý và theo dõi việc khai báo, kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

- Tổ chức tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp bộ phận y tế tổ chức giám sát, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại;

- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị của đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động;

- Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên;

- Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn phải báo ngay cho ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Điều 34. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
1. Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau:
a) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
...

Như vậy, khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào