HOSE là gì? Vốn điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
HOSE là gì?
Tại Điều 2 Quyết định 599/2007/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 2. Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh;
- Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange;
- Tên viết tắt: HOSE;
Như vậy, HOSE là tên viết tắt của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó thì Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán 2019, Luật Doanh nghiệp 2020, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
HOSE là gì? Vốn điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Vốn điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 599/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 21/2015/QĐ-TTg có quy định về vốn điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Điều 5. Vốn điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Ghí Minh là 2.000 tỷ đồng bao gồm:
1. Vốn ngân sách nhà nước cấp cho Trung tâm Giao dịch chứng khoán chuyển giao sang Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm chuyển giao;
2. Vốn bổ sung của Nhà nước trong quá trình hoạt động.
3. Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Như vậy, vốn điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 2.000 tỷ, bao gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp cho Trung tâm Giao dịch chứng khoán chuyển giao sang Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm chuyển giao;
- Vốn bổ sung của Nhà nước trong quá trình hoạt động.
- Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Nhiệm vụ của sàn HOSE là gì?
Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2017 có quy định về nhiệm vụ của Sở Giao dịch Chứng khoán như sau:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước theo chế độ tài chính đối với Sở Giao dịch Chứng khoán.
- Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán và giám sát hoạt động giao dịch, tổ chức đấu giá chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán và phân công của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh năm (05) năm, hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quyền hạn của sàn HOSE là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2017 có quy định có quy định về quyền hạn của Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Quyền hạn của Sở Giao dịch Chứng khoán đối với vốn, tài sản và quản lý tài chính:
+ Sử dụng vốn chủ sở hữu để phục vụ cho các nhiệm vụ được giao.
+ Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực khác được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao để thực hiện các nhiệm vụ theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
+ Huy động vốn theo quy định của pháp luật để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị trường chứng khoán. Việc huy động vốn phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận về chủ trương theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động và không được làm thay đổi hình thức sở hữu của Sở Giao dịch Chứng khoán.
+ Đầu tư, góp vốn với các tổ chức kinh tế khác để cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và dịch vụ cung cấp thông tin trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao dịch Chứng khoán nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận về chủ trương.
+ Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Nghiên cứu, đề xuất với cơ quan đại diện chủ sở hữu về các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán.
- Quyền hạn của Sở Giao dịch Chứng khoán trong hoạt động nghiệp vụ:
+ Ban hành các quy chế hoạt động nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán.
+ Tổ chức hệ thống giao dịch và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán; tổ chức hệ thống đấu giá chứng khoán và điều hành hoạt động đấu giá chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
+ Tạm ngừng, hạn chế, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư.
+ Thẩm định, chấp thuận, hủy bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch.
+ Thẩm định, chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch.
+ Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
+ Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết.
+ Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.
+ Thu tiền cung cấp dịch vụ chứng khoán theo quy định của pháp luật và các khoản thu khác.
+ Lập quỹ bồi thường thiệt hại cho các thành viên giao dịch theo quy định của pháp luật chứng khoán.
+ Yêu cầu các tổ chức tư vấn, các thành viên giao dịch, tổ chức kiểm toán và tổ chức niêm yết làm rõ các vấn đề mà nhà đầu tư phản ánh.
+ Hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
+ Nghiên cứu và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền việc sửa đổi, ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động chứng khoán.
+ Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?