Bãi giữ xe không niêm yết giá vé giữ xe có bị phạt không? Quyền của người kinh doanh trong lĩnh vực giá là gì?

Tôi muốn hỏi: Bãi giữ xe không niêm yết giá vé giữ xe có bị phạt không? Quyền của người kinh doanh trong lĩnh vực giá là gì? Câu hỏi từ anh Sang - Hà Nội.

Niêm yết giá là gì?

Căn cứ tại khoản 4, Điều 6 Luật Giá 2012 có quy định về niêm yết giá như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

Như vậy, niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam.

Niêm yết giá được thực hiện bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bãi giữ xe không niêm yết giá vé giữ xe có bị phạt không?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 12 Luật Giá 2012 có quy định về

Điều 12. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
...
5. Niêm yết giá:
a) Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.
...

Theo quy định thì nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là phải niêm yết giá, cụ thể:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết;

- Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.

Như vậy, theo quy định thì khi sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải niêm yết giá theo cách thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Tại Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hoá, dịch vụ như sau:

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
b) Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh Mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
...

Tại điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 3. Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
b) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm từ Điều 33 đến Điều 40 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức.
c) Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm khác được quy định trong từng điều, khoản cụ thể tại Nghị định này.
...

Như vậy, hành vi giữ bãi giữ xe không niêm yết giá là hành vi vi phạm hành chính. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Bãi giữ xe không niêm yết giá vé giữ xe có bị phạt không? Quyền của người kinh doanh trong lĩnh vực giá là gì?

Bãi giữ xe không niêm yết giá vé giữ xe có bị phạt không? Quyền của người kinh doanh trong lĩnh vực giá là gì? (Hình từ Internet)

Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá là gì?

Tại Điều 11 Luật Giá 2012 có quy định về quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá như sau:

- Tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

- Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.

- Đấu thầu, đấu giá, thoả thuận giá, hiệp thương giá và cạnh tranh về giá dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ.

- Áp dụng nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá do Nhà nước quy định để định giá hàng hóa, dịch vụ.

- Điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá.

- Hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu, đồng thời phải niêm yết công khai tại nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời hạn hạ giá đối với các trường hợp sau:

+ Hàng tươi sống;

+ Hàng hóa tồn kho;

+ Hàng hóa, dịch vụ theo mùa vụ;

+ Hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại theo quy định của pháp luật;

+ Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể; thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh;

+ Hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước.

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

- Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước và các thông tin công khai khác.

- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá; yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Niêm yết giá
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Niêm yết giá
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi giữ xe không niêm yết giá vé giữ xe có bị phạt không? Quyền của người kinh doanh trong lĩnh vực giá là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được niêm yết giá bán hàng hóa, dịch vụ chỉ trên website của công ty trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiệm vàng không niêm yết giá bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Niêm yết giá là gì? Không niêm yết giá hàng hoá có bị xử phạt hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Các hình thức nào để thực hiện việc niêm yết giá?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Niêm yết giá
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
76 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Niêm yết giá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào