Bảo hiểm tai nạn học sinh có thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe hay không?

Cho tôi hỏi: Bảo hiểm tai nạn học sinh có thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe hay không? Câu hỏi từ chị Trâm - Bình Dương

Bảo hiểm tai nạn học sinh có thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe hay không?

Căn cứ khoản 15 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định cụ thể như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
15. Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.
16. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
...

Theo đó, bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe.

Như vậy, bảo hiểm tai nạn học sinh thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe.

Bảo hiểm tai nạn học sinh có thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe hay không?

Bảo hiểm tai nạn học sinh có thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe hay không? (Hình từ Internet)

Học sinh được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia bảo hiểm tai nạn học sinh?

Căn cứ Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe như sau:

Điều 34. Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
1. Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;
c) Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;
d) Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;
đ) Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Theo đó, bảo hiểm tai nạn học sinh thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe. Vì thế, khi mua bảo hiểm tai nạn học sinh thì có những quyền lợi như sau:

Thứ nhất: Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:

- Bản thân bên mua bảo hiểm;

- Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;

- Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;

- Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;

- Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.

Thứ hai: Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Học sinh cố tình gây thiệt hại về sức khỏe có được hưởng quyền lợi bảo hiểm sức khỏe hay không?

Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, học sinh tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm sức khỏe

Trân trọng!

Bảo hiểm tai nạn học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm tai nạn học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm tai nạn học sinh có thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm tai nạn học sinh
Nguyễn Thị Hiền
123 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm tai nạn học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào