Thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 gồm những ai?
Cơ cấu thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước gồm những ai?
Theo Điều 13 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định về cơ cấu thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước như sau:
Điều 13. Cơ cấu và trình tự thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước
1. Hội đồng Giáo sư nhà nước gồm: Chủ tịch; một Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký; một Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; một Phó Chủ tịch phụ trách nhóm ngành khoa học sức khỏe; một Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao và các Ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước; bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký và các Phó Chủ tịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định bổ nhiệm các Ủy viên Hội đồng Giáo sư nhà nước và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hàng năm.
4. Nhiệm kỳ của Hội đồng Giáo sư nhà nước là 05 năm. Thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước tham gia không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký làm việc theo chế độ chuyên trách.
5. Hội đồng Giáo sư nhà nước có con dấu hình quốc huy, tài khoản riêng và địa điểm làm việc riêng. Kinh phí hoạt động được cấp từ ngân sách nhà nước thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Hội đồng Giáo sư nhà nước có bộ phận giúp việc là Văn phòng và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
7. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước; Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành; Hội đồng giáo sư cơ sở và Văn phòng hội đồng giáo sư nhà nước.
Theo đó, cơ cấu Hội đồng Giáo sư nhà nước gồm:
- Chủ tịch Hội đồng (là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- 01 Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký;
- 01 Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ;
- 01 Phó Chủ tịch phụ trách nhóm ngành khoa học sức khỏe;
- 01 Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao và các Ủy viên.
Thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 gồm những ai?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2024 quy định về Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029 như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phụ trách nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ.
- Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội, phụ trách nhóm ngành khoa học sức khoẻ.
- Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội khoá 15, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phụ trách nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao.
3. Các Ủy viên: do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng quyết định bổ nhiệm các Ủy viên Hội đồng và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hàng năm theo quy định.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 là gì?
Tại Điều 14 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 như sau:
- Hội đồng Giáo sư nhà nước tổ chức hướng dẫn hoạt động của các Hội đồng Giáo sư cơ sở và các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
- Tổ chức thu nhận báo cáo của các cơ sở giáo dục đại học, phân loại hồ sơ của ứng viên do các cơ sở giáo dục đại học đề nghị theo ngành, chuyên ngành khoa học, công khai hồ sơ của ứng viên trên Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước và chuyển đến các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
- Xem xét và thông qua danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề xuất.
- Xét các trường hợp đặc biệt đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; xử lý các trường hợp sai sót, thắc mắc trong quá trình xét của các Hội đồng Giáo sư cơ sở và Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
- Xét hủy bỏ công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư của người đã được công nhận nhưng bị phát hiện là không đủ tiêu chuẩn quy định.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc định hướng phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư; chất lượng đào tạo ti
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?