Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?
Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về các tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:
Điều 3. Tình tiết giảm nhẹ
1. Các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
2. Tang vật vi phạm có trị giá không quá 50% mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
Dẫn chiếu Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, có các tình tiết sau là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, bao gồm:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi và tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
- Tang vật vi phạm có trị giá không quá 50% mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm;
- Các tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan? (Hình từ Internet)
Có các hình thức xử phạt nào đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:
Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, tổ chức, cá nhân bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
...
d) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
...
Như vậy, đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị xử phạt bổ sung với hình thức tịch thu tang vật vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Hình thức xử phạt cảnh cáp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Còn hình thức xử phạt phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức cá nhân vi phạm.
Lưu ý: Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì bị xử phạt vi phạm phạt tiền như đối với cá nhân.
Công chức hải quan bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào trong lĩnh vực hải quan?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Hải quan 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan đối với công chức hải quan.
Theo đó, công chức hải quan bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
- Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
- Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
- Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hóa tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
- Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?