Những thông tin nào được cơ quan nhà nước cung cấp theo yêu cầu?
Những thông tin nào được cơ quan nhà nước cung cấp theo yêu cầu?
Căn cứ Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về những thông tin được cơ quan nhà nước cung cấp theo yêu cầu như sau:
Điều 23. Thông tin được cung cấp theo yêu cầu
1. Những thông tin phải được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, nhưng thuộc trường hợp sau đây:
a) Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
b) Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;
c) Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp theo quy định tại Điều 7 của Luật này.
3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin quy định tại Điều 17 của Luật này và khoản 2 Điều này.
4. Ngoài thông tin quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.
Như vậy, cơ quan nhà nước được cung cấp các thông tin sau theo yêu cầu của người có yêu cầu, bao gồm:
- Các thông tin phải được công khai theo quy định và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai;
+ Thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật;
+ Thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.
- Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đủ điều kiện cung cấp;
- Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc hai loại thông tin trên;
Ngoài ra, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ cho người yêu cầu.
Những thông tin nào được cơ quan nhà nước cung cấp theo yêu cầu? (Hình từ Internet)
Thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin
Theo đó, cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin theo các bước sau:
- Bước 1: Người tiếp nhận yêu cầu hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
- Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin và vào Sổ theo dõi cung cấp thông tin theo yêu cầu.
- Bước 3: Trường hợp thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp thì cơ quan nhận được yêu cầu phải thông báo và hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.
- Bước 4:
+ Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay: người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu.
+ Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn: chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin.
Lưu ý: Trường hợp cơ quan được yêu cầu cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, sao chép, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc và phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.
Công dân được tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra bằng các cách thức nào?
Căn cứ Điều 10 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về cách thức tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra như sau:
Điều 10. Cách thức tiếp cận thông tin
Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:
1. Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;
2. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Như vậy, công dân được tự do tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra và được công khai hoặc tiếp cận thông tin bằng cách yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?