Ngày 22 tháng 4 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 22 tháng 4 có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam không?

Xin cho tôi hỏi: Ngày 22 tháng 4 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày này có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam theo quy định hay không? (Câu hỏi từ chị Hằng - Điện Biên).

Ngày 22 tháng 4 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 22 tháng 4 là ngày gì?

Theo Lịch Vạn niên, ngày 22 tháng 4 năm 2024 dương lịch là thứ Hai, ngày 14 tháng 3 năm Giáp Thìn âm lịch.

Ngày 22 tháng 4 dương lịch hằng năm còn được biết đến là Ngày Trái đất - Earth day. Ngày Trái đất được phát động đầu tiên vào năm 1970, sau đó được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận vào năm 2009, trở thành một sự kiện về Trái Đất và môi trường được cả thế giới hưởng ứng hàng năm.

Năm 2024, Chủ đề Ngày Trái đất được lựa chọn là Planet vs. Plastics - Trái đất và nhựa với cam kết loại bỏ nhựa vì sức khỏe con người và hành tinh, yêu cầu giảm 60% sản lượng tất cả nhựa vào năm 2040. Với cam kết này, Ngày Trái đất 2024 mong muốn thúc đẩy các Hiệp ước của Liên hợp quốc về ô nhiễm nhựa và yêu cầu chấm dứt thời trang nhanh.

Ngày 22 tháng 4 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 22 tháng 4 có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam không?

Ngày 22 tháng 4 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 22 tháng 4 có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Ngày 22 tháng 4 dương lịch có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn tại Việt Nam như sau:

Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày 22 tháng 4 dương lịch là Ngày Trái đất do Liên Hợp Quốc công nhận không phải ngày lễ lớn tại Việt Nam theo quy định.

Mục đích của việc thực hiện Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) và tham gia các diễn đàn quốc tế về rác thải nhựa năm 2024 là gì?

Căn cứ Mục 1 Kế hoạch triển khai các hoạt động thực hiện nhiệm vụ “Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) và tham gia các diễn đàn quốc tế về rác thải nhựa năm 2024” ban hành kèm theo Quyết định 538/QĐ-BTNMT năm 2024.

Theo đó, việc thực hiện Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP) và tham gia các diễn đàn quốc tế về rác thải nhựa năm 2024 nhằm các mục đích sau:

- Tăng cường vai trò điều phối của cơ quan đầu mối Chương trình NPAP nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu của Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

- Thực hiện hiệu quả Bản ghi nhớ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong bối cảnh chuyển giao và tăng cường vai trò của cơ quan chủ quản ở quốc gia hướng đến phát triển bền vững và hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan.

- Hỗ trợ và tăng cường hiệu quả hoạt động của các nhóm kỹ thuật được thành lập trong khuôn khổ Chương trình NPAP dựa trên 6 trụ cột chính bao gồm: đổi mới sáng tạo, tài chính, chính sách, bình đẳng giới và phát triển bao trùm, truyền thông và nâng cao nhận thức.

- Đảm bảo việc phối hợp với các đối tác xây dựng mạng lưới kết nối chặt chẽ với các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu thông qua các hội thảo tham vấn, các sự kiện bên lề tại những phiên đàm phán liên chính phủ;

- Thể hiện quyết tâm trong vấn đề giảm thiểu chất thải nhựa thông qua cách tiếp cận của nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực và đổi mới sáng tạo hiệu quả, có sự phối hợp tích cực của các bên liên quan trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang cùng hướng tới một Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa;

- Đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên Liên hợp quốc để giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường trên phạm vi toàn cầu, đồng thời thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thường trực Ban công tác đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa, có trách nhiệm chủ trì đàm phán và tiến tới thực thi Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa sau khi được thông qua.

- Duy trì việc đăng tải các thông tin về hoạt động hợp tác nhằm chia sẻ thông tin, quảng bá và triển khai các hoạt động truyền thông và nhận thức về vấn đề ô nhiễm nhựa, phù hợp với đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, Chính phủ và quốc gia.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thị Ngọc Huyền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào