Tại sao luật sư bào chữa cho người bị buộc tội? Thù lao của luật sư được chỉ định bào chữa là bao nhiêu?
Tại sao luật sư bào chữa cho người bị buộc tội?
Luật sư phải bào chữa cho người bị buộc tội vì những lí do sau đây:
1. Sứ mệnh luật sư là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần bảo vệ công lý, công bằng
Theo Quy tắc 1 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định:
Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư
Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo đó, luật sư mang sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần bảo vệ công lý, công bằng. Luật sư không thể nhìn từ góc nhìn cảm xúc mà nhìn dưới góc nhìn có tội hay vô tội, đúng luật, đúng tội.
2. Nguyên tắc Suy đoán vô tội
Theo Điều 31 Hiếp pháp 2013 quy định:
Điều 31.
1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
...
Tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
Điều 13. Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Theo đó, bất kỳ ai nếu được chứng minh và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì vẫn được coi là vô tội.
3. Luật sư bào chữa theo sự chỉ định cho người bị buộc tội
Căn cứ theo khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa (bao gồm luật sư theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015) cho:
- Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, trong các trường hợp được chỉ định trên, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. (khoản 3 Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
4. Nghĩa vụ tận tâm với công việc của luật sư bào chữa
Theo Quy tắc 4 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định như sau:
Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng
...
4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao.
Tại Quy tắc 5 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định như sau:
Quy tắc 5. Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
Luật sư có nghĩa vụ tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy định của pháp luật và Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Cũng giống như bao ngành nghề, nghề luật cũng cần tận tâm với nghề trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
5. Luật sư có nghĩa vụ giải thích quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của "người xấu"
Theo Quy tắc 10 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định như sau:
Quy tắc 10. Tiếp nhận vụ việc của khách hàng
...
10.4. Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư; về tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng; những khó khăn, thuận lợi có thể lường trước được trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý; quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với luật sư.
Theo Quy tắc 23 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 quy định như sau:
Quy tắc 23. Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
...
23.2. Trong phạm vi công việc được phân công phụ trách, nếu phát hiện cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức chuẩn bị hoặc đang có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, thì luật sư cần giải thích và đưa ra ý kiến để người đó từ bỏ ý định hoặc dừng hành vi vi phạm.
...
Ngoài ra, hành vi phạm tội sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. Luật sư tham gia vào vụ án là để góp phần làm rõ các tình tiết, hồ sơ, phân tích các yếu tố, hành vi, hậu quả pháp lý của tội phạm để người bị buộc tội hiểu, nhận thức rõ hành vi phạm tội và hướng dẫn cho họ khắc phục hậu quả, nếu có cơ sở cũng tạo điều kiện để họ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Tại sao luật sư bào chữa cho người bị buộc tội? Thù lao của luật sư được chỉ định bào chữa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thù lao của luật sư bao chữa theo sự chỉ định là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP thì cơ quan tố tụng nào yêu cầu luật sư bào chữa thì lập dự toán và trực tiếp chi trả cho luật sư.
Mức chi phí và các khoản thù lao của luật sư được chỉ định được tính dựa theo Điều 2 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP, cụ thể:
- Mức thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 0,4 lần mức lương cơ sở (=0.4*1.800.000đ=720.000đ theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP) do Chính phủ quy định. Ngày làm việc của luật sư được tính trên cơ sở 08 giờ làm việc.
- Trong trường hợp, luật sư làm việc trong nhiều ngày, nhưng mỗi ngày thực hiện không đủ 08 giờ, thì số ngày làm việc của luật sư được tính trên tổng số giờ làm việc thực tế của luật sư. Số giờ làm việc lẻ còn lại (nếu có) được tính như sau:
+ Nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 06 giờ thì tính thành ½ ngày làm việc.
+ Nếu số giờ làm việc lẻ từ 06 giờ trở lên thì tính thành 01 ngày làm việc.
Các trường hợp nào luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng?
Các trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc của khách hàng theo Quy tắc 11 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 gồm:
- Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
- Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.
- Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15 trong Bộ quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%?
- Tổng hợp đề thi học kì 1 Tin học 5 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025?
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép và bị cấm sử dụng tại Việt Nam từ 30/1/2025?
- Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở ngoài khơi vùng biển nào?