Đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm được quản lý bởi 02 cơ quan thì nộp hồ sơ công bố sản phẩm cho cơ quan quản lý nào?

Cho tôi hỏi: Đơn vị sản xuất thực phẩm, có nhiều loại sản phẩm, được quản lý bởi 02 cơ quan. Hiện tại đơn vị đang làm hồ sơ công bố sản phẩm vậy nộp hồ sơ công bố cho cơ quan quản lý nào?

Đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm được quản lý bởi 02 cơ quan thì nộp hồ sơ công bố sản phẩm cho cơ quan quản lý nào?

Tại khoản 8 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định về trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên như sau:

Điều 36. Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Trên cơ sở các quy định của Luật an toàn thực phẩm và bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
3. Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.
5. Bảo đảm nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
6. Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi.
7. Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
8. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
9. Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
10. Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.

Như vậy, trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm được quản lý bởi 02 cơ quan thì nộp hồ sơ công bố sản phẩm cho cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất.

Đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm được quản lý bởi 02 cơ quan thì nộp hồ sơ công bố sản phẩm cho cơ quan quản lý nào?

Đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm được quản lý bởi 02 cơ quan thì nộp hồ sơ công bố sản phẩm cho cơ quan quản lý nào? (Hình từ Internet)

Thực phẩm nào phải đăng ký bản công bố sản phẩm?

Tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm bao gồm:

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm có những gì?

Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:

- Bản công bố sản phẩm;

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01/7/2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Trân trọng!

Hồ sơ công bố sản phẩm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hồ sơ công bố sản phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị sản xuất nhiều loại sản phẩm được quản lý bởi 02 cơ quan thì nộp hồ sơ công bố sản phẩm cho cơ quan quản lý nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hồ sơ công bố sản phẩm
Lương Thị Tâm Như
355 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hồ sơ công bố sản phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào