Năm 2024, ai không được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?
Năm 2024, ai không được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 quy định về đối tượng chưa hoặc không xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm:
Điều 5. Đối tượng chưa hoặc không xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối tượng chưa xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm:
a) Cá nhân trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực đang được xác minh làm rõ;
b) Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời gian thi hành kỷ luật.
2. Đối tượng không xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm:
a) Đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm; công chức, viên chức bị buộc thôi việc; người lao động quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị quyết này bị xử lý kỷ luật sa thải;
b) Cá nhân đã bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, năm 2024, đối tượng không xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội bao gồm:
- Đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm; công chức, viên chức bị buộc thôi việc; người lao động quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 bị xử lý kỷ luật sa thải;
- Cá nhân đã bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Năm 2024, ai không được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội đối với Chủ tịch Quốc hội?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 43/2024/UBTVQH15 quy định về thẩm quyền đề nghị, trình xét tặng Kỷ niệm chương, cấp đổi Kỷ niệm chương như sau:
Điều 7. Thẩm quyền đề nghị, trình xét tặng Kỷ niệm chương, cấp đổi Kỷ niệm chương
1. Ban Công tác đại biểu đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với:
a) Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b) Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
c) Nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và nguyên Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với:
a) Lãnh đạo Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
b) Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang công tác tại cơ quan mình;
c) Công dân Việt Nam quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết này; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài.
...
Theo đó, Ban Công tác đại biểu là cơ quan có thẩm quyền đề nghị xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Quốc hội cho Chủ tịch Quốc hội.
Tên kỷ niệm chương phải được đăng ký với cơ quan nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 71 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định về kỷ niệm chương như sau:
Điều 71. Kỷ niệm chương
1. Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội. Tên kỷ niệm chương, đối tượng, tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
2. Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Bộ, ban, ngành, tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương.
Tên kỷ niệm chương, đối tượng và tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Bộ, ban, ngành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quy định.
3. Tên kỷ niệm chương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương.
Như vậy, tên kỷ niệm chương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23/10/1961, do ai làm Đoàn trưởng?
- Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?
- Thời gian, kết cấu bài kiểm tra và kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025?
- Bảng lương của Kiểm soát viên đê điều hiện nay là bao nhiêu?